đề thi k2 (11-12)

Chia sẻ bởi Nguyễn Lạp | Ngày 17/10/2018 | 17

Chia sẻ tài liệu: đề thi k2 (11-12) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)






Câu 1 (2 điểm): Chép lại hai khổ thơ liên tiếp nhau mà em thích nhất trong bài Lượm của Tố Hữu. Nói rõ lí do vì sao em thích ?

Câu 2 (2 điểm): So sánh là gì? Xác định phép so sánh trong phần trích sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”
(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân)

Câu 3 (6 điểm): Em hãy tả cảnh mặt trời mọc theo quan sát và tưởng tượng của mình.

…………………………………………………..









PHÒNG GD&ĐT ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
HẢI LĂNG MÔN: NGỮ VĂN LỚP 6
(Thời gian làm bài: 90 phút)






Câu 1 (2 điểm): Chép lại hai khổ thơ liên tiếp nhau mà em thích nhất trong bài Lượm của Tố Hữu. Nói rõ lí do vì sao em thích ?

Câu 2 (2 điểm): So sánh là gì? Xác định phép so sánh trong phần trích sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”
(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân)

Câu 3 (6 điểm): Em hãy tả cảnh mặt trời mọc theo quan sát và tưởng tượng của mình.

…………………………………………………..



PHÒNG GD&ĐT HƯỚNG DẪN CHẤM
HẢI LĂNG ĐỀ THI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011-2012
MÔN: NGỮ VĂN 6


Câu 1 (2 điểm): Chép lại hai khổ thơ liên tiếp nhau mà em thích nhất trong bài Lượm của Tố Hữu. Nói rõ lí do vì sao em thích ?

- Chép đủ, đúng 2 khổ thơ liên tiếp nhau trong bài Lượm của Tố Hữu: 1 điểm. (Nếu chép sai GV tùy mức độ để cho điểm).
- HS lí giải được vì sao thích 2 khổ thơ đó một cách chặt chẽ, có lý: 1 điểm.
…………………………………………

Câu 2 (2 điểm): So sánh là gì? Xác định phép so sánh trong phần trích sau:
“Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn.”
(Trích Cô Tô - Nguyễn Tuân)

- So sánh là đối chiếu sự vật, sự việc này với sự vật, sự việc khác có nét tương đồng để làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
Học sinh trả lời đúng cho 1 điểm.
- Phép so sánh trong phần trích:
So sánh: Mặt trời tròn trĩnh phúc hậu/ như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. 1 điểm
……………………………………………..

Câu 3 (6 điểm): Em hãy tả cảnh mặt trời mọc theo quan sát và tưởng tượng của mình.
1. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Tả cảnh thiên nhiên (sáng tạo những hình ảnh độc đáo, sống động, phong phú).
- Nội dung: Cảnh mặt trời mọc.
2. Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có thể viết bài theo dàn bài sau:
a) Mở bài: Giới thiệu cảnh mặt trời mọc.
b) Thân bài: Tập trung tả cảnh mặt trời mọc theo thứ tự thời gian, không gian một cách chi tiết cụ thể; nêu được vẻ đẹp của cảnh đó; có thể vừa tả vừa bộc lộ cảm nghĩ, vừa nhận xét đánh giá.
c) Kết bài: Nêu cảm nghĩ về cảnh mặt trời mọc (hoặc có thể nêu suy nghĩ và khẳng định lại nội dung đã tả…).
3. Khung biểu điểm:
- Điểm 6,0: Bài làm đáp ứng các yêu cầu trên, có sáng tạo. Bố cục hợp lý, mạch lạc; diễn đạt lưu loát, có cảm xúc, biết chuyển ý; không mắc lỗi câu, lỗi chính tả thông thường.
- Điểm 4,0 - 5,0: Bài làm đạt cơ bản các yêu cầu, có thể còn một số sai sót nhỏ nhưng không ảnh hưởng đáng kể đến bài làm. Diễn đạt lưu loát, có thể còn mắc lỗi diễn đạt nhưng không gây hiểu lầm về mặt ý nghĩa.
- Điểm 2,5 - 4,0: Bài đạt khoảng một nửa yêu cầu. Diễn đạt chưa thật lưu loát; nội dung đạt mức khá nhưng diễn đạt còn nhiều sai sót dẫn đến không rõ ý.
- Điểm 1,0 - 2,5: Bài chưa đạt các
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Lạp
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)