Đề thi HSNK

Chia sẻ bởi Vũ Minh | Ngày 18/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSNK thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
ĐỀ THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn 6
Năm học 2009-2010.

(Thời gian làm bài 150 phút không kể thời gian giao đề).

Câu 1 ( 6,0 điểm): Cảm nhận của em về cái hay, cái đẹp của đoạn thơ sau:
“ Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay”.
( Quê hương - Đỗ Trung Quân)
Câu 2 ( 4,0 điểm): Phát hiện các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn văn và nêu tác dụng?
“…Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kì hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển hửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thủa biển Đông”.
( Trích Cô Tô- Nguyễn Tuân)
Câu 3 ( 10,0 điểm):
Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Em hãy nhớ và tả lại một lần như thế.








PHÒNG GD&ĐT THANH SƠN
TRƯỜNG THCS LÊ QUÝ ĐÔN
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH NĂNG KHIẾU CẤP TRƯỜNG
Năm học 2009-2010
Môn: Ngữ văn 6.


Câu 1: (6 điểm)
Yêu cầu về hình thức: HS trình bày cảm nhận của mình về đoạn thơ bằng một đoạn văn hoặc một bài văn.
* Về nội dung:
+ Phát hiện ra các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ: Biện pháp so sánh.
Quê hương là chùm khế ngọt.
Quê hương là đường đi học.
+ Cảm nhận về cái hay cái đẹp qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật:
-Người đọc cảm nhận được quê hương không còn trừu tượng, xa lạ mà thông qua biện pháp so sánh thì quê hương đã trở nên rất gần gũi, rất thân thiết với tuổi thơ.
- Qua đó người đọc còn hiểu được tình yêu quê hương của tác giả chân thành mộc mạc.
Câu 2: (4 điểm)
-Các biện pháp tu từ:
+ dụ và so sánh: Chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây bụi.
+dụ, so sánh và nhân hóa: Mặt trời “ Tròn trĩnh, phúc hậu như lòng đỏ quả trứng thiên nhiên đầy đặn”
+ dụ : Quả trứng hồng hào, thăm thẳm đường bệ…..
+ So sánh, ẩn dụ: Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ……biển đông.
- Tác dụng:
+ Miêu tả cảnh mặt trời lên ở trên biển đẹp rực rỡ huy hoàng, tráng lệ không giống với bất kì cảnh bình minh nào trên núi hay ở đồng bằng.
+ Hình ảnh mặt trời không chỉ mang vẻ đẹp trang trọng, uy nghi, lộng lẫy mà còn giàu tính nhân đạo: nó hướng tới con người, là quà tặng vô giá của thiên nhiên cho người lao động suốt đời gắn bó với biển cả.
Câu 3: (10 điểm)
* Mở bài:
- Giới thiệu lí do nhớ lại hình ảnh cô giáo giảng bài .
- Giờ nào? Cô nào? Dạy bài gì?
* Thân bài:
- Miêu tả hình dáng, trang phục của cô trong giờ học đó.
- Miêu tả lời nói, giọng điệu của cô khi giảng bài.
- Miêu tả những cử chỉ, thái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Minh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)