DE THI HSG VAN 9
Chia sẻ bởi Võ Anh Thư |
Ngày 17/10/2018 |
34
Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG VAN 9 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Hùng Vương
Tên HS:……………………………………
ĐỀ THI số 27
Năm học:2015-2016
Thời gian: 150 phút
A.Phần I: 8 điểm
Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi từ 1 cho đến 5:
CÂU CHUYỆN VỀ BỐN NGỌN NẾN
Trong phòng tối có bốn ngọn nến đang cháy
Xung quanh thật yên tĩnh nên người ta có thể nghe thấy tiếng thì thầm của chúng:
-Ngọn nến thứ nhất nói: tôi là hiện thân của hòa bình. Các nơi sẽ như thế nào nếu không có tôi.Tôi thực sự quan trọng cho mọi người.
-Ngọn nến thứ hai lên tiếng : còn tôi là hiện thân của lòng trung thành. Hơn tất cả, mọi người đều phải cần đến tôi.Đến lượt mình,
-Ngọn nến thứ ba nói : tôi là hiện thân của tình yêu. Tôi mới thực sự quan trọng, hãy thử xem nếu không có tình yêu cuộc đời sẽ ra sao ?
Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung : Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến “ Tại sao ba ngọn nến lại tắt?’,
Cậu bé sửng sốt nói, và oà lên khóc.
-Lúc này ngọn nến thứ tư mới lên tiếng: Đừng lo lắng cậu bé, khi tôi còn cháy thì vẫn có thể thắp sáng ba ngọn nến kía bởi vì tôi chính là niềm hi vọng. Lau những giọt nước mắt còn đọng lại, cậu bé lần lượt thắp sáng những ngọn nến vừa tắt.
Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời.… khi giữ được hi vọng chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của Hòa bình, lòng trung thành và tình yêu
Sưu tầm
1.Xác định phương thức biểu đạt chính của câu chuyện.
2.Người viết đã sử dụng các hình thức ngôn ngữ nào?
3. “Ngọn lửa của hi vọng sẽ luôn theo cùng các bạn đi suốt cuộc đời.… khi giữ được hi vọng Chúng ta có thể thắp sáng lại ngọn lửa của Hòa bình, lòng trung thành và tình yêu”.
Em hãy lấy một dẫn chứng văn học chứng minh cho điều này.
4.Xét về mục đích sử dụng, hai câu in nghiêng, in đậm sau có giống nhau không?Vì sao?
a.Đột nhiên cánh cửa chợt mở tung : Một cậu bé chạy vào phòng một cơn gió lùa vào làm tắt cả ba ngọn nến “Tại sao ba ngọn nến lại tắt?’.
b. Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Người thuê viết nay đâu?
(Trích Ông Đồ-Vũ Đình Liên)
5.Nêu nội dung chính của câu chuyện.
B.Phần II: 12 điểm
Cho và nhận
Trên đường đi, hai người bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Họ cho rằng đó là đôi giày của một nông dân nghèo làm việc ở một cánh đồng gần bên, có lẽ ông ta đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình. Anh sinh viên quay sang nói với vị giáo sư: "Chúng ta hãy thử trêu chọc người nông dân xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày."
Vị giáo sư ngăn lại: "Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta ra sao." Người sinh viên làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Anh Thư
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)