đề thi hsg văn 6
Chia sẻ bởi Đoàn Bảo Trâm |
Ngày 17/10/2018 |
30
Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg văn 6 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
KỲ THI HOC SINH GIỎI LỚP 6
NĂM HỌC: 2013 -2014
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 22/4/2014
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
a. Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
b. Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.
- Thương ai con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.
(Ca dao)
- Cây này nhiều mắt quá.
Câu 2: (6,0 điểm)
Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
( Nguyễn Tuân)
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.
------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :………………………
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ……………………….
* Giám thị không giải thích gì thêm.
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
a. -Xác định được các phép so sánh, nhân hóa.
+ So sánh: biển như người khổng lồ, biển như con trẻ
+ Nhân hóa: vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, quái dị, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
- Tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé, hiền lành, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ cụ thể màu sắc ánh sáng theo thời tiết, thời gian tạo nên bức tranh khác nhau về biển.
b. Chỉ ra được nghĩa gốc,nghĩa chuyển và giải nghĩa được từ mắt:
- Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc
Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.
- Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển
Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
1,0
0,5
0,5
1,0
0,25
0,75
2,0
1,0
1,0
Câu 2
(6,0 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản ngắn khoảng 1 trang giấy thi
NĂM HỌC: 2013 -2014
Môn thi: Ngữ văn
Ngày thi: 22/4/2014
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (4,0 điểm)
a. Xác định và nói rõ tác dụng của phép tu từ so sánh, nhân hóa trong các câu thơ sau:
Lúc vui biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
(Khánh Chi, Biển)
b. Từ mắt trong các câu sau được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển? Hãy giải thích nghĩa của từ mắt.
- Thương ai con mắt lá răm
Lông mày lá liễu thương năm nhớ mười.
(Ca dao)
- Cây này nhiều mắt quá.
Câu 2: (6,0 điểm)
Sau đây là đoạn văn trích trong văn bản Cô Tô:
Sau trận bão, chân trời, ngấn bể sạch như tấm kính lau hết mây hết bụi. Mặt trời nhú lên dần dần, rồi lên cho kỳ hết. Tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ một quả trứng thiên nhiên đầy đặn. Quả trứng hồng hào thăm thẳm và đường bệ đặt lên một mâm bạc đường kính mâm rộng bằng cả một cái chân trời màu ngọc trai nước biển ửng hồng. Y như một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh để mừng cho sự trường thọ của tất cả những người chài lưới trên muôn thuở biển Đông.
( Nguyễn Tuân)
Em hãy viết một văn bản ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) nói về cái hay của đoạn trích trên.
Câu 3: (10,0 điểm)
Trong kì thi học sinh giỏi cấp trường năm nay, em đã đạt giải cao. Phần thưởng bố mẹ tặng em là một chuyến đi tham quan vùng sông nước Cà Mau.
Dựa vào văn bản Sông nước Cà Mau của nhà văn Đoàn Giỏi, bằng trí tưởng tượng và sự kết hợp hài hòa giữa phương thức tự sự và miêu tả, em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, đầy sức sống hoang dã ấy và cuộc sống tấp nập, trù phú, độc đáo của vùng tận cùng phía Nam Tổ quốc.
------------------ Hết --------------------------
Họ tên thí sinh :…………………… Giám thị số 1 :………………………
Số báo danh : …………………… Giám thị số 2: ……………………….
* Giám thị không giải thích gì thêm.
---------------------------------------------------------------------------
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6
I. Yêu cầu chung
Giám khảo cần:
- Nắm bắt kĩ nội dung trình bày của thí sinh để đánh giá được một cách tổng quát và chính xác, tránh đếm ý cho điểm.
- Vận dụng linh hoạt hướng dẫn chấm, nên sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí. Đặc biệt khuyến khích những bài viết có cảm xúc và sáng tạo...
II. Yêu cầu cụ thể
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1
(4,0 điểm)
a. -Xác định được các phép so sánh, nhân hóa.
+ So sánh: biển như người khổng lồ, biển như con trẻ
+ Nhân hóa: vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền, nóng nảy, quái dị, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.
- Tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ, khi thì nhỏ bé, hiền lành, đáng yêu như trẻ con. Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ cụ thể màu sắc ánh sáng theo thời tiết, thời gian tạo nên bức tranh khác nhau về biển.
b. Chỉ ra được nghĩa gốc,nghĩa chuyển và giải nghĩa được từ mắt:
- Mắt trong (con mắt lá răm): nghĩa gốc
Nghĩa: là bộ phận trên khuôn mặt của người dùng để nhìn.
- Mắt trong (mắt cây): nghĩa chuyển
Nghĩa: chỗ lồi lõm, giống hình con mắt, mang chồi ở thân cây.
1,0
0,5
0,5
1,0
0,25
0,75
2,0
1,0
1,0
Câu 2
(6,0 điểm)
a. Về kĩ năng: Biết viết một văn bản ngắn khoảng 1 trang giấy thi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Bảo Trâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)