Đề thi HSG Văn 6( 2013-2014) cấp trường
Chia sẻ bởi Phạm Thị Huế |
Ngày 17/10/2018 |
29
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Văn 6( 2013-2014) cấp trường thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Xuân Thắng
KỲ THI HOC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG LỚP 6 (NĂM HỌC: 2013 -2014)
Môn thi: Ngữ văn
Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề)
Đề bài:
Câu 1: ( 2,0 điểm) Phân biệt về hình thức và ý nghĩa của hai câu sau:
a, Đằng cuối bãi, hai cậu bé con tiến lại.
b, Đằng cuối bãi, tiến lại hai cậu bé con
Câu 2:( 2,0 điểm)
Xác định và trình bày tác dụng của phép tu từ được sử dụng trong đoạn văn sau:
“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư đang vượt thác khác hẳn dượng Hương Thư ở nhà nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng dạ dạ.”
Câu 3: ( 6,0 điểm):
Nêu cảm nhận của em về khổ thơ sau:
Bố em đi cày về
Đội sấm
Đội chớp
Đội cả trời mưa
( Mưa- Trần Đăng Khoa)
Câu 4: (10 điểm)
Dựa vào văn bản "Sông nước Cà Mau" của nhà văn Đoàn Giỏi, kết hợp với trí tưởng tượng sáng tạo em hãy kể lại chuyến du lịch kì thú của mình khi đến với vùng sông nước Cà Mau.
------------------ Hết --------------------------
Trường THCS Xuân Thắng
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HSG LỚP 6
NĂM HỌC 2013-2014
MÔN: NGỮ VĂN
Câu
Nội dung cần đạt
Thang điểm
Câu 1:
(2 điểm)
* Giống nhau: Cả câu (a) và (b) đều là câu trần thuật đơn không có từ là.
* Khác nhau:
-Về mặt hình thức:
+Cấu tạo của câu (a): có chủ ngữ đứng trước vị ngữ.
+Cấu tạo của câu (b): có vị ngữ được đảo lên trước chủ ngữ.
-Về mặt ý nghĩa:
+ Câu (a): Miêu tả hoạt động của nhân vật (hai cậu bé) được nêu ở chủ ngữ.
+ Câu(b): Thông báo về sự xuất hiện của nhân vật (hai cậu bé).-
-> Câu(a): Câu miêu tả
-> Câu(b): Câu tồn tại.
0,5đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
0,25đ
Câu 2
(2,0 điểm)
* Xác định được các phép so sánh và nêu được tác dụng:
+ So sánh Dượng Hương Thư “như một pho tượng đồng đúc” thể hiện nét ngoại hình khỏe mạnh, gân guốc, vững chắc của nhân vật.
+ So sánh Dượng Hương Thư “giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ” thể hiện vẻ dũng mãnh, tư thế hào hùng của con người trước thiên nhiên.
+ So sánh Dượng Hương Thư khi vượt thác “khác lúc ở nhà…nói năng nhỏ nhẻ, nhu mì” để càng làm nổi bật vẻ đẹp mạnh mẽ của nhân vật.
=> Với nghệ thuật so sánh vừa cụ thể gợi cảm lại vừa có sức khái quát hóa, qua nhân vật Dượng Hương Thư tác giả đã khắc họa nổi bật vẻ đẹp đầy sức sống của con người lao động cả về ngoại hình và phẩm chất trong công cuộc lao động chinh phục thiên nhiên.
0,5đ
0,5đ
0,5đ
0,5đ
Câu 3:
( 6,0 điểm
Thí sinh cần bảo đảm các yêu cầu sau: + Về hình thức: - Viết được đoạn văn trọn vẹn về ý nghĩa và hoàn chỉnh về hình thức. - Không mắc lỗi về dùng từ, đặt câu, chính tả…
+ Về nội dung : - Viết đúng chủ đề đoạn văn theo yêu cầu: suy nghĩ về khổ thơ cuối trong bài thơ" Mưa" của Trần Đăng Khoa. - Thí sinh có thể có nhiều cách trình bày và có những suy nghĩ khác nhau nhưng cần chỉ ra được: * Nêu khái quát về nội dung của bài thơ: Sự biến đổi của vạn vật trong thiên nhiên bởi cơn mưa rào bất chợt ở làng quê. *Hình ảnh con người trong bài thơ được hiện lên qua hình ảnh " Bố em đi cày về" xuất hiện ở cuối bài thơ,lớn lao khác thường với một tư thế hiên ngang, kiêu hãnh...
* Tình cảm kính yêu, trân trọng, tự hào của đứa con
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phạm Thị Huế
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)