ĐỀ THI HSG TV LỚP 5
Chia sẻ bởi Ngô Thị Khuyên |
Ngày 10/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG TV LỚP 5 thuộc Tập đọc 5
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG TIỂU HỌC KIM ĐỒNG – TP Đông Hà
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 5
Năm học 2010 - 2011
Câu 1(2đ): Xếp các từ sau thành hai loại : từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp
học tập; học đòi; học hành; học gạo; học lỏm; học hỏi; học vẹt; anh cả; anh em; anh trai; anh rể; nóng bỏng; nóng ran; nóng nực; lạnh toát; lạnh ngắt; lạnh giá;
Câu 2( 2đ) Giải thích nghĩa của từ thắng trong các trường hợp sau:
Thắng cảnh tuyệt vời
Thắng nghèo nàn lạc hậu
Chiến thắng vĩ đại
Thắng bộ quần áo mới để đi chơi
Câu 3 ( 1đ) :" Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên điình núi tràn xuống thung lũng mát rượi."
Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.
Trong số các từ láy đó, từ nào miêu tả âm thanh, từ nào miêu tả hình ảnh?
Câu 4( 1đ) Em hiểu nghĩa của các câu sau như thế nào?
Học một biết mười.
Học đi đôi với hành.
Câu 5( 2đ) Xác định CN; VN; TN ( nếu có) của các câu sau:
Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
Khi mùa xuân đến, cây gạo già lại trổ lộc, nảy hoa, lại gọi chim chóc tới.
Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
Câu 6(2đ): Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi ngưòi
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói đó hay ở chỗ nào?
Câu 7: (8đ) Tập làm văn
Đề: Em luôn mơ ước được làm điều tốt. Nếu cho em một điều ước thì em sẽ làm gì? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI - LỚP 5
Năm học 2010 - 2011
Câu 1(2đ): Xếp các từ sau thành hai loại : từ ghép phân loại và từ ghép tổng hợp
học tập; học đòi; học hành; học gạo; học lỏm; học hỏi; học vẹt; anh cả; anh em; anh trai; anh rể; nóng bỏng; nóng ran; nóng nực; lạnh toát; lạnh ngắt; lạnh giá;
Câu 2( 2đ) Giải thích nghĩa của từ thắng trong các trường hợp sau:
Thắng cảnh tuyệt vời
Thắng nghèo nàn lạc hậu
Chiến thắng vĩ đại
Thắng bộ quần áo mới để đi chơi
Câu 3 ( 1đ) :" Bản làng đã thức giấc. Đó đây, ánh lửa hồng bập bùng trên các bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm, tiếng gọi nhau í ới. Tảng sáng, vòm trời cao xanh mênh mông. Gió từ trên điình núi tràn xuống thung lũng mát rượi."
Tìm các từ láy trong đoạn văn trên.
Trong số các từ láy đó, từ nào miêu tả âm thanh, từ nào miêu tả hình ảnh?
Câu 4( 1đ) Em hiểu nghĩa của các câu sau như thế nào?
Học một biết mười.
Học đi đôi với hành.
Câu 5( 2đ) Xác định CN; VN; TN ( nếu có) của các câu sau:
Trong bóng nước láng trên mặt cát như gương, những con bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
Khi mùa xuân đến, cây gạo già lại trổ lộc, nảy hoa, lại gọi chim chóc tới.
Một làn gió chạy qua, những chiếc lá lay động như những đốm lửa vàng, lửa đỏ bập bùng cháy.
Câu 6(2đ): Trong bài Tre Việt Nam, nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm tay níu tre gần nhau thêm
Thương nhau tre chẳng ở riêng
Luỹ thành từ đó mà nên hỡi ngưòi
Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì để ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của cây tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói đó hay ở chỗ nào?
Câu 7: (8đ) Tập làm văn
Đề: Em luôn mơ ước được làm điều tốt. Nếu cho em một điều ước thì em sẽ làm gì? Hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đó.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Ngô Thị Khuyên
Dung lượng: 30,50KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)