Đề thi HSG TV lớp 5

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hương | Ngày 10/10/2018 | 45

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG TV lớp 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:


UBND HUYỆN NHO QUAN
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 5
Năm học 2009 - 2010
MÔN TIẾNG VIỆT
(Thời gian làm bài 90 phút)



A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6 điểm)
Trả lời mỗi câu hỏi dưới đây bằng cách ghi lại các chữ cái A (hoặc B, C) đặt trước đáp án đúng vào bài làm của mình. (Ví dụ: Câu 1: A)
Câu 1. Chọn từ điền vào chỗ trống để diễn tả hay nhất ý của khổ thơ sau:
Mùa xuân đang nói
Xôn xao,.................
Chốn nào cũng gặp
Bước mùa xuân đi.
A. rì rầm
B. thầm thì
C. thì thầm
D. ồn ào

Câu 2. Dòng nào dưới đây nêu đúng nghĩa của từ “trung thực”?
A. Ngay thẳng, thật thà.
B. Trung thành, giữ lời hứa.
C. Một lòng một dạ, không thay đổi.
D. Trung thành, trước sau như một

Câu 3. Dòng nào dưới đây chỉ gồm các từ láy?
A. không khí, lạ lùng, nồng nàn, no nê, hăng hắc.
B. thấp thoáng, hiếm hoi, róc rách, lăn tăn, luồn lỏi.
C. nhẹ nhàng, nhớ nhung, nhấp nhổm, rơm rạ, rậm rạp.
D. hao hao, hốt hoảng, hớt hải, hiu hiu, học hành.
Câu 4. Các từ: vàng xuộm, vàng hoe, vàng lịm, vàng ối có quan hệ với nhau như thế nào?
A. Đó là những từ đồng âm.
B. Đó là từ nhiều nghĩa.
C. Đó là những từ đồng nghĩa.
D. Đó là những từ trái nghĩa.

Câu 5. Từ nào dưới đây không đồng nghĩa với từ “công dân”?
A. đồng bào B. dân chúng C. dân D. nhân dân
Câu 6. Thành ngữ nào dưới đây không đồng nghĩa với câu thành ngữ: “Một nắng hai sương”?
A. Thức khuya dậy sớm.
B. Cày sâu cuốc bẫm.
C. Đầu tắt mặt tối
D. Chân lấm tay bùn.

Câu 7. Câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” khuyên ta điều gì?
A. Người ta không thể làm được việc gì nếu không có người dạy.
B. Con người muốn khôn lớn thì phải tìm thầy dạy dỗ.
C. Cần phải ghi nhớ, biết ơn công lao của những người đã dạy dỗ ta.
D. Người thầy rất quan trọng, cần phải học hỏi người khác thì mới nên người.
Câu 8. Trong câu: “Mình đến nhà bạn...bạn đến nhà mình?”, quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống là:
A. và B. rồi C. hay D. còn
Câu 9. Trong câu: “Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt bay vào làng.” Chủ ngữ là:
A. Hương
B. Hương từ đây
C. Hương từ đây cứ từng đợt
D. Hương từ đây cứ từng đợt, từng đợt

Câu 10. Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Ngoài vườn, những cành lá hoàng lan, khế, sấu, bưởi, me reo như nổi sóng.
B. Một vành trăng lá lan he hé trên cao.
C. Mặt hồ xanh thẳm, thấp thoáng ngoài xa mấy cánh buồm trắng.
D. Trăng soi thẳng vào khuôn mặt Nguyệt làm cho khuôn mặt tươi mát ngời lên, đẹp lạ thường.
Câu 11. Các vế câu trong câu ghép dưới đây được nối với nhau bằng cách nào?
Bởi trưng bác mẹ tôi nghèo
Cho nên tôi phải băm bèo thái khoai
A. Bằng cặp quan hệ từ nguyên nhân – kết quả.
B. Bằng cặp quan hệ từ giả thiết – kết quả.
C. Bằng cặp quan hệ từ chỉ sự tương phản.
D. Bằng cặp từ hô ứng.
Câu 12. Trong câu văn: Ban đầu nhiều người thấy việc làm của chú Trọng nhặt đá đắp thành là “điên”, dấu ngoặc kép có ý nghĩa gì?
A. Đánh dấu những từ ngữ được dùng với ý nghĩa đặc biệt.
B. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
C. Đánh dấu ý nghĩ của nhân vật.
D. Đánh dấu từ dùng không đúng ý nghĩa.

B. PHẦN TỰ LUẬN (14 điểm)
Câu 1. (1,5 điểm) Từ “hay” trong mỗi câu văn dưới đây thuộc từ loại nào?
a. Cô bé nghĩ xem mình có nên tiếp tục hát nữa hay thôi.
b. Cô bé hát rất hay.
c. Cô bé mới hay tin ông cụ qua đời.
Câu 2. (2 điểm) Chỉ ra
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hương
Dung lượng: 57,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)