DE THI HSG TV 5 - HK I (2010-2011)

Chia sẻ bởi Võ Thế Lâm | Ngày 10/10/2018 | 40

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG TV 5 - HK I (2010-2011) thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Bài kiểm tra chất lượng học sinh giỏi cuối kỳ i
Môn: tiếng việt
Thời gian 90 phút
Họ và tên:...........................................Lớp : 5.......
Trường Tiểu học Mai Phụ. Năm học : 2010 -2011

1, Hãy thay quan hệ từ trong từng câu dưới đây bằng quan hệ từ khác để có câu đúng :
Nếu Rùa biết mình chậm chạp nên nó cố gắng chạy thật nhanh.
Tuy Thỏ cắm cổ chạy miết nên nó vẫn không đuổi kịp Rùa.
Vì Thỏ chủ quan, coi thường người khác nên Thỏ đã thua Rùa .
Câu chuyện này khôngchỉ hấp dẫn , thú vị nên nó còn có ý nghĩa giáo dục rất sâu sắc.

2, Cho câu: Ngay trên thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.
Xác định danh từ, động từ, tính từ trong câu trên.
Xác định Chủ ngữ, Vị ngữ, Trạng ngữ trong câu trên.

3, Giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ sau và cho biết tục ngữ khuyên ta điều gì?
Ăn vóc, học hay.

4, Trong bài thơ “Đàn bò trên bãi cỏ hoàng hôn” Nhà thơ Nguyễn Đức Mậu viết .
Đàn bò trên bãi cỏ xanh
Gặm cả hoàng hôn, gặm buổi chiều sót lại”
Đọc hai dòng thơ trên em thấy có gì mới lạ, có gì hay .

7, Trung thu trăng sáng như gương. Em cùng các bạn vui chơi thích thú dưới ánh trăng đêm rằm. Hãy tả lại cảnh vui chơi đó .




Đáp án và biểu điểm

Câu 1 : 3( điểm)
Các quan hệ từ được thay vào để có câu đúng là:
Từ nếu thay bằng từ vì.
Từ nên thay bằng từ nhưng.
Từ nhưng thay bằng từ nên.
Từ nên thay bằng từ mà.

Câu 2 ( 3 điểm)
a. - Các danh từ trong câu trên là: thềm, lăng, cây, vạn tuế, đoàn, quân, danh dự.
- Các tính từ có trong câu trên là: trang nghiêm.
- Các động từ có trong câu trên là: tượng trưng, đứng.
b. Ngay trên thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân
TN VN
danh dự / đứng trang nghiêm.
VN

Câu 3: 2 điểm: - Ý nghĩa: Có ăn mới có sức, có học mới có hiểu biết.
Câu tục ngữ khuyên ta chăm chỉ học tập để có kiến thức hiểu được điều hay lẽ phải ở đời.
Câu 4 ( 4 điểm)HS có thể nêu được như sau:
ở câu thơ “Đàn bò trên bãi cỏ xanh”. Ta thấy đàn bò đang được ăn trên đồng cỏ rất bình yên và thanh bình ở một miền quê. Cái mới lạ cũng là cái hay của hai dòng thơ chủ yếu được biểu hiện ở cách nói “gặm cả hoàng hôn,gặm buổi chiều sót lại’. Cảnh thực mà nhà thơ miêu tả ở đây là cảnh chiều muộn ,hoàng hôn đã buông xuống mà đàn bò vẫn mãi miết gặm cỏ. Cái lạ được thể hiện ở từ ngữ “Buổi chiều sót lại” một ngày đã sắp kết thúc. Hoàng hôn như bao trùm lên cả cánh đồng nhưng đàn bò vẫn say sưa gặm cỏ mà nó cứ tưởng là một ngày chưa kết thúc vì cánh đồng cỏ non ngon quá nên chúng đã quên cả hoàng hôn buông xuống và đã say sưa ăn, buổi chiều dần dần mất đi mà chẳng biết.
Câu 5 ( 6 điểm)
HS viết được đoạn văn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Thế Lâm
Dung lượng: 33,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)