ĐỀ THI HSG TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019
Chia sẻ bởi Đoàn Kim Cương |
Ngày 26/04/2019 |
113
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HSG TỈNH NAM ĐỊNH NĂM 2019 thuộc Vật lý 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NAM ĐỊNH
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2018 – 2019
Môn: VẬT LÝ (Bài tổ hợp). Lớp: 12
Thời gian làm bài: 60 phút
Đề thi có 04 trang.
Phần I: Trắc nghiệm một lựa chọn (Thí sinh ghi đáp án lựa chọn vào ô tương ứng).
Câu 1. Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng và tần số không đổi vào hai đầu đoạn mạch AB gồm cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, biến trở R và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp theo đúng thứ tự trên. Gọi M là điểm giữa cuộn cảm thuần và biến trở, N là điểm giữa biến trở và tụ điện. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của các điện áp hiệu dụng UAN và UMB theo giá trị của biến trở R được cho như hình vẽ. Khi giá trị của R bằng thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu biến trở R gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 75 V. B. 260. V. C. 130 V. D. 150 V.
Câu 2. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo thẳng dài 20 cm. Dao động này có biên độ bằng
A. 5 cm. B. 40 cm. C. 10 cm. D. 20 cm.
Câu 3. Độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích điểm đứng yên trong không khí tỉ lệ
A. nghịch với khoảng cách giữa hai điện tích. B. nghịch với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
C. với khoảng cách giữa hai điện tích. D. với bình phương khoảng cách giữa hai điện tích.
Câu 4. Cho đoạn mạch gồm điện trở có giá trị R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều với tần số góc biến thiên. Hình vẽ là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm và giữa hai đầu tụ điện khi tần số góc biến thiên. Biết Khi tần số góc biến thiên giá trị cực đại của điện áp hiệu dụng giữa hai đầu cuộn cảm gần với giá trị nào nhất trong các giá trị sau?
A. 300 V. B. 309 V. C. 307 V. D. 302 V.
Câu 5. Một ống dây dẫn hình trụ có chiều dài ℓ gồm N vòng dây được đặt trong không khí (ℓ lớn hơn nhiều so với đường kính tiết diện ống dây). Cường độ dòng điện chạy trong mỗi vòng dây là I. Độ lớn cảm ứng từ B trong lòng ống dây do dòng điện này gây ra được tính bởi công thức
A. B. C. D.
Câu 6. Mắc một nguồn điện không đổi vào hai đầu một biến trở, dùng ampe kế và vôn kế lí tưởng để đo dòng điện trong mạch và điện áp hai đầu biến trở. Khi biến trở có R = R1 thì số chỉ ampe kế và vôn kế lần lượt là 1 A và 10,5 V. Khi biến trở có R = R2 thì số chỉ ampe kế và vôn kế lần lượt là 2 A và 9 V. Suất điện động và điện trở trong của nguồn có giá trị lần lượt là
A. E = 12 V; r = 1,5 Ω. B. E = 9 V; r = 1,5 Ω.
C. E = 10,5 V; r = 1,5 Ω. D. E = 12 V; r = 2 Ω.
Câu 7. Một thấu kính có độ tụ D = 4 dp, tiêu cự của thấu kính này bằng
A. 2,5 cm. B. -2,5 cm. C. 25 cm. D. - 25 cm.
Câu 8. Một máy phát điện xoay chiều một pha có rôto là một nam châm điện có một cặp cực từ quay đều với tốc độ n. Bỏ qua điện trở thuần ở các cuộn dây phần ứng của máy phát và điện trở các dây nối. Mắc đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C mắc nối tiếp vào hai cực của máy phát. Khi rôto quay với tốc độ n1 = 30 vòng/s thì dung kháng của tụ điện là ZC1 và ZC1 = R. Khi rôto quay với tốc độ n2 = 120 vòng/s thì cường độ dòng điện hiệu dụng qua mạch đạt giá trị cực đại. Để điện áp hiệu dụng trên tụ điện đạt giá trị cực đại thì rôto phải quay với tốc độ bằng
A. 34,6 vòng/s. B. 40 vòng/s. C. 50 vòng/s. D. 24 vòng/s.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đoàn Kim Cương
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)