Đề thi HSG tỉnh Bảng A môn GDCD
Chia sẻ bởi Lê Thị Kim Khánh |
Ngày 26/04/2019 |
74
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG tỉnh Bảng A môn GDCD thuộc Giáo dục công dân 12
Nội dung tài liệu:
Sở GD&ĐT Nghệ An
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008
Môn thi: giáo dục công dân lớp 12 thpt - bảng a
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5,0 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Trình bày chính sách chung đối với các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu 2: (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong thời đại mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của tất cả các dân tộc anh em trong nước là không còn phù hợp.
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 3: (3,0 điểm) “ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...” (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCT QG, Hà Nội – 2006, trang 95)
1. Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
2. Nêu quan điểm của anh (chị) về chủ trương trên.
Câu 4: (3,0 điểm) Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/2008, chi đoàn lớp 12A trường THPT N tổ chức tọa đàm với chủ đề: Vào đại học có phải là con đường duy nhất để tìm việc làm và đóng góp sức mình cho xã hội hay không?
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình.
Câu 5: (2,0 điểm) Trong giờ học môn GDCD lớp 12, cô giáo cho tình huống:
Sau một thời gian tích luỹ, cuối năm 2007 ông A quyết định gửi số tiền tiết kiệm là 30 triệu đồng vào ngân hàng N. Các con ông là Thắng (học sinh lớp 12) và Nga (học sinh lớp 9) tranh cãi nhau về việc ai có quyền sở hữu số tiền đó trong thời gian ông A gửi tiết kiệm.
Nga: Quyền sở hữu vẫn thuộc về bố, bố chỉ trao cho ngân hàng quyền chiếm hữu.
Thắng: Quyền sở hữu vẫn thuộc về bố nhưng ngân hàng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vì ngân hàng có quyền đem số tiền đó cho vay, thanh toán gốc và lãi cho những người gửi tiết kiệm trước đó để khai thác lợi ích từ số tiền này.
Ông A: Theo bố thì số tiền 30 triệu đồng mà bố đã gửi thuộc quyền sở hữu ngân hàng N, vì vậy ngân hàng có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt số tiền đó.
Theo anh (chị) ý kiến nào đúng ? Vì sao?
Câu 6: (3,0 điểm)Anh( chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình khi quan sát bức ảnh sau:
_____Hết_____
Họ và tên thí sinh:.................................................. Số báo danh:.................
Kì thi chọn học sinh giỏi tỉnh
Năm học 2007-2008
Môn thi: giáo dục công dân lớp 12 thpt - bảng a
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1: (5,0 điểm) Anh (chị) hiểu thế nào là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa? Trình bày chính sách chung đối với các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay.
Câu 2: (4,0 điểm) Có ý kiến cho rằng: Trong thời đại mở cửa và hội nhập kinh tế hiện nay, nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO thì việc kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hoá của tất cả các dân tộc anh em trong nước là không còn phù hợp.
Anh (chị) có đồng ý với ý kiến trên không? Vì sao?
Câu 3: (3,0 điểm) “ Đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...” (Văn kiện đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X, NXBCT QG, Hà Nội – 2006, trang 95)
1. Anh (chị) hãy trình bày nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo.
2. Nêu quan điểm của anh (chị) về chủ trương trên.
Câu 4: (3,0 điểm) Kỷ niệm ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh 26/3/2008, chi đoàn lớp 12A trường THPT N tổ chức tọa đàm với chủ đề: Vào đại học có phải là con đường duy nhất để tìm việc làm và đóng góp sức mình cho xã hội hay không?
Anh (chị) hãy trình bày quan điểm của mình.
Câu 5: (2,0 điểm) Trong giờ học môn GDCD lớp 12, cô giáo cho tình huống:
Sau một thời gian tích luỹ, cuối năm 2007 ông A quyết định gửi số tiền tiết kiệm là 30 triệu đồng vào ngân hàng N. Các con ông là Thắng (học sinh lớp 12) và Nga (học sinh lớp 9) tranh cãi nhau về việc ai có quyền sở hữu số tiền đó trong thời gian ông A gửi tiết kiệm.
Nga: Quyền sở hữu vẫn thuộc về bố, bố chỉ trao cho ngân hàng quyền chiếm hữu.
Thắng: Quyền sở hữu vẫn thuộc về bố nhưng ngân hàng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt vì ngân hàng có quyền đem số tiền đó cho vay, thanh toán gốc và lãi cho những người gửi tiết kiệm trước đó để khai thác lợi ích từ số tiền này.
Ông A: Theo bố thì số tiền 30 triệu đồng mà bố đã gửi thuộc quyền sở hữu ngân hàng N, vì vậy ngân hàng có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt số tiền đó.
Theo anh (chị) ý kiến nào đúng ? Vì sao?
Câu 6: (3,0 điểm)Anh( chị) hãy trình bày những hiểu biết của mình khi quan sát bức ảnh sau:
_____Hết_____
Họ và tên thí sinh:.................................................. Số báo danh:.................
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Thị Kim Khánh
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)