đề thi HSG sinh 11

Chia sẻ bởi Nguyễn thị phương thoa | Ngày 27/04/2019 | 50

Chia sẻ tài liệu: đề thi HSG sinh 11 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 11 THPT
(Thời gian làm bài: 180 phút)

Câu 1(3 điểm): Hãy cho biết:
a, Các cơ quan trao đổi khí với môi trường của động vật? Vì sao hô hấp ở cá đạt hiệu quả cao mặc dù hàm lượng ôxi hoà tan trong nước thấp?
b, Huyết áp là gì? Huyết áp thay đổi như thế nào trong hệ mạch?
c, Đặc điểm tiến hoá của hệ tuần hoàn ở động vật?
Câu 2(3 điểm): Trên cơ sở hút và thoát nước ở cây xanh, hãy giải thích:
a, Hiện tượng 1: Cây đánh đi trồng lá bị héo, lá non héo nhiều hơn lá già?
b, Hiện tượng 2: Cây sống trong môi trường dư thừa nước (hiện tượng ngập úng) nhưng cây vẫn không hấp thụ được nước, thậm chí cây có thể bị chết?
c, Hiện tượng 3: Cây trồng trên cạn khi tưới phân có nồng độ đậm đặc làm cho lá bị héo?
d, Hiện tượng 4: Hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và những cây thân thảo?
Câu 3(1,5 điểm):
a, Ghép các ý ở cột 1 với cột 2 sao cho phù hợp:
Cột 1
Hệ thần kinh
Cột 2
Động vật

1, Hệ thần kinh dạng lưới
2, Hệ thần kinh dạng ống
3, Hệ thần kinh dạng hạch
A-Bọ ngựa
B- San hô
C- Hải quỳ
D- Giun đất
E- Thuỷ tức
F- Thằn lằn
G- Cánh cam
H- Ếch

 b, Tại sao xung thần kinh chỉ truyền qua xinap theo một chiều từ màng trước dến màng sau xinap?
Câu 4(2,25 điểm):
Tế bào sinh dục của ruối giấm có 4 cặp nhiễm sắc thể được kí hiệu như sau:
AaBbDdXY ( con đực) và AaBbDdXX ( con cái)
(Mỗi chữ cái tương ứng với một nhiễm sắc thể đơn)
a, Tế bào sinh tinh có thể cho tối đa bao nhiêu loại tinh trùng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại tinh trùng, với số lượng là bao nhiêu?
b, Tế bào sinh trứng có thể cho tối đa bao nhiêu loại trứng? Tỉ lệ mỗi loại là bao nhiêu? Trên thực tế, 1 tế bào đó cho ra mấy loại trứng, với số lượng là bao nhiêu?
Biết rằng không có đột biến xảy ra,nếu có trao đổi chéo chỉ xét trường hợp trao đổi chéo tại một điểm?
Câu 5(2 điểm): Các câu sau đúng hay sai ? Chữa câu sai thành câu đúng?
1, Quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật là quá trình động vật lấy thức ăn (hợp chất hữu cơ phức tạp) biến đổi thành hợp chất hữu cơ đơn giản, hoà tan theo đường máu và bạch huyết đến tế bào.
2, Có hai quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật là quá trình tiêu hoá cơ học và tiêu hoá hoá học.
3, Quá trình biến đổi cơ học xảy ra ở miệng, dạ dày và ruột non.
4, Quá trình biến đổi cơ học là quá trình thức ăn được biến đổi nhờ các enzim tiêu hoá.


5, Ruột non có nhiều nếp gấp niêm mạc, trên có các lông ruột và lông cực nhỏ,trong lông ruột có các mạch máu và mạch bạch huyết phù hợp với khả năng hấp thụ thức ăn.
6, Thành phần thức ăn của động vật nói chung gồm xenlulôzơ, prôtêin, lipít.
7, Do hàm lượng chất dinh dưỡng trong thức ăn ít, động vật ăn thực vật cần một lượng thức ăn nhiều nên dạ dày lớn mới có đủ chỗ chứa.
8, Ruột già đảm bảo quá trình tiêu hoá và hấp thụ thức ăn tốt hơn.
9, Trong dạ dày của động vật nhai lại không có enzim tiêu hoá xenlulôzơ.
10, Ở chim ăn hạt và gia cầm trong dạ dày thường có những hạt sỏi nhỏ giúp cho quá trình tiêu hoá hoá học tốt hơn.
Câu 6(3 điểm): Sơ đồ dưới đây tóm tắt quá trình quang hợp của cây xanh:














Yêu cầu:
a, Chú thích vào sơ đồ theo các chữ số ghi từ 1 đến 11 cho hợp lý?
b, Chứng minh nguồn gốc O2 trong quang hợp?
c, Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối trong quang hợp?
Câu 7(1,5 điểm) :
a, Căn cứ vào tác nhân kích thích cho biết hướng động được chia làm những kiểu nào?
b,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn thị phương thoa
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)