Đề thi HSG Ngữ văn 6 (PGD Quế Sơn)

Chia sẻ bởi Phan Văn Tuân | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Ngữ văn 6 (PGD Quế Sơn) thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

UBND HUYỆN QUẾ SƠN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ văn - Lớp 6


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (2,0 điểm)

Xác định và phân tích tác dụng của phép so sánh trong đoạn văn sau:

Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua mặt đất mà trỗi dậy, bẹ măng bọc kín thân cây non, ủ kỹ như áo mẹ trùm lần trong lần ngoài cho đứa con non nớt. Ai dám bảo thảo mộc tự nhiên không có tình mẫu tử ?...
(Trích Lũy làng, Ngô văn Phú, Ngữ văn 6, tập 2)
Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nhận của em về hình ảnh chú bé Lượm trong bài thơ cùng tên của nhà thơ Tố Hữu.
Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ.

Câu 3. (6,0 điểm)

Trong thế giới của những giấc mơ, có lần em đã gặp và trò chuyện với Dế Mèn – nhân vật chính trong truyện "Dế Mèn phiêu lưu ký" của nhà văn Tô Hoài – để cùng nói về những cuộc phiêu lưu kỳ thú và mong ước của tuổi trẻ.
Em hãy kể và tả lại cuộc gặp gỡ đó.

------------HẾT---------------









UBND HUYỆN QUẾ SƠN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ văn - Lớp 7


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (2,0 điểm)

Xác định và phân tích tác dụng của các từ láy trong đoạn thơ sau:

Cây xấu hổ với màu xanh bối rối
Tự giấu mình trong lá khép lim dim
Chiến sĩ qua đây ai cũng bước rất êm
Khi bất chợt thoảng một bàn chân lạ
Cây vội vã nhắm nghìn con mắt lá
Nhựa dồn lên cành khẽ ngã như chào.

(Trích Cây xấu hổ, Anh Ngọc)

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn nêu cảm nghĩ về bài thơ "Tiếng gà trưa" của Xuân Quỳnh.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các phép tu từ: điệp ngữ, liệt kê.

Câu 3. (6,0 điểm)

"Hãy biết cám ơn. Khi được nghe những lời khen ngợi, em hãy cám ơn và vui sướng vì em đang tiến về sự hoàn thiện của con người; khi được nghe những lời chê bai quở trách, em hãy cám ơn vì chúng dạy cho em biết sống như một con người." (Giáo dục con người chân chính như thế nào, V.A. Xukhômlinxki)
Lời dạy trên có ý nghĩa như thế nào?

------------HẾT---------------





UBND HUYỆN QUẾ SƠN
KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HS GIỎI CẤP HUYỆN

PHÒNG DỤC VÀ ĐÀO TẠO
NĂM HỌC 2008-2009
Môn: Ngữ văn - Lớp 8


Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)



Câu 1. (2,0 điểm)

Phân tích tác dụng của lối nói ẩn dụ và biện pháp so sánh ở những câu thơ sau:
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng
Rướn thân trắng bao la thâu góp gió...

- Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng
Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

(Trích Quê hương - Tế Hanh)

Câu 2. (2,0 điểm)

Viết đoạn văn ngắn triển khai luận điểm: Một giá trị lớn lao của con người là khả năng biết nhận ra những lỗi lầm của mình.
a. Đoạn văn có độ dài khoảng mươi dòng.
b. Đoạn văn có sử dụng một trong các yếu tố: tự sự, miêu tả, biểu cảm.

Câu 3. (6,0 điểm)

Có người cho rằng: "Lời chào mang trong nó một đặc trưng kỳ lạ; nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi lẫn nhau giữa người và người. Nó làm tâm hồn con người rộng mở. "
Suy nghĩ của em về sự chào hỏi trong giao tiếp.


------------HẾT---------------





* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Văn Tuân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)