Đề thi HSG N.Văn 6 ( Hay)
Chia sẻ bởi Trương Thị Thu Dung |
Ngày 17/10/2018 |
21
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG N.Văn 6 ( Hay) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THCS THANH HÀ
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian 120 phút không kể giao đề)
Câu 1( 2 điểm): Trong truyện: “ Chiếc nhẫn bằng thép” nhà văn Nga Pau tôp xki có viết: “…Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái khe là con suối lập tức chảy róc rách, tràn trề. Mùa xuân tiến bước đều, mỗi bước lại làm những con suối reo to hơn”
Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn văn trên?
Các biện pháp ấy có tác dụng như thế nào đối với việc miêu tả cảnh? Cảnh ấy có giống với cảnh ở đất nước ta không?
Câu 2( 3 điểm): Phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của em trong những câu thơ sau:
“ Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ !”
( Ngủ rồi- Phạm Hổ)
Câu 3 ( 5 điểm): Tủ sách quý của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.
********* Chúc các em làm bài đạt kết quả cao!*******
TRƯỜNG THCS THANH HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6
Năm học: 2011- 2012
Câu 1: 2 đ
HS chỉ rõ được các biện pháp tu từ: Nêu đúng cho 0,5 đ chỉ gọi tên được 2 biện pháp tu từ cho 0,25 đ
So sánh: Mùa xuân….như một bà chủ trẻ tuổi.
Nhân hóa: Mùa xuân đi dạo…liếc nhìn…tiến bước ….
Những con suối reo to hơn.
HS cần nêu được:
Nhà văn miêu tả cảnh mùa xuân vừa đến, phút chuyển giao kỳ diệu từ mùa đông sang mùa xuân trên đất nước Nga- xứ ôn đới lạnh giá đầy băng tuyết.
Nghệ thuật so sánh kết hợp khéo léo với NT nhân hóa rất gợi hình, gợi cảm làm ta hình dung rõ vẻ đẹp và sức mạnh huyền diệu của mùa xuân. MX làm cho thiên nhiên biến đổi, đem về sức sống mới cho mỗi cảnh vật. cảnh hiện lên sống động
Nước ta là nước xứ nhiệt đới, không có cảnh băng tan, tuyết chảy nhưng mùa xuân ở đâu cũng tươi đẹp, cũng dào dạt sức sống.
( Diễn đạt trôi chảy, mỗi ý cho 0,5 đ)
Câu 2: 3 đ
HS viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của đoạn thơ:
Nghệ thuật chính: Nhân hóa. Chính biện pháp nghệ thuật này đã làm cho đoạn thơ thêm hay, những chú gà con và gà mẹ không còn là gà nữa mà đây là đoạn thơ làm cho ta liên tưởng đến mẹ ta và chính lũ con rất hồn nhiên và tinh nghịch của mẹ.
Nội dung: Sự quan tâm săn sóc, ân cần chu đáo của tình mẹ, người mẹ.
Lũ con lại quá hồn nhiên tới mức thản nhiên không hề có sự phòng bị nào: ngủ rồi mà vẫn đồng thanh thưa.
Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là ở điểm này. Nhà thơ đã đi sâu vào tâm lý trẻ thơ để miêu tả, phản ánh: Sự trong trắng , ngây thơ, hồn nhiên
( Tùy vào các ý thể hiện trongnội dung bài viết để cho điểm phù hợp)
Câu 3 ( 5 đ):
* Yêu cầu : - Dùng trí tưởng tượng để nhân hóa sự vật ( “tủ sách”) làm cho sự vật kể chuyện mình, nhưng thực chất là kể chuyện con người( một học sinh giỏi) một cách sinh động, hấp dẫn.
- Xây dựng cốt truyện hợp lý, chặt chẽ và chân thực, tự nhiên. Cần chú ý quan sát tìm hiểu trong thực tế về “ lịch sử” một tủ sách quý của HS ( của bản thân hoặc của một bạn HSG). Tránh diễn biến câu chuyện về “ cái tủ sách” do chính sự vật kể lại thành câu chuyện về bản thân người HS đã xây dựng nên cái tủ sách ấy.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
( Căn cứ vào bài viết để GV đánh giá điểm khuyến khích sự sáng tạo trong bài viết của HS)
ĐỀ THI HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN: NGỮ VĂN 6
Năm học: 2011- 2012
(Thời gian 120 phút không kể giao đề)
Câu 1( 2 điểm): Trong truyện: “ Chiếc nhẫn bằng thép” nhà văn Nga Pau tôp xki có viết: “…Mùa xuân đi dạo ngoài đồng như bà chủ trẻ tuổi. Chỉ cần bà chủ đó liếc nhìn xuống một cái khe là con suối lập tức chảy róc rách, tràn trề. Mùa xuân tiến bước đều, mỗi bước lại làm những con suối reo to hơn”
Chỉ rõ biện pháp nghệ thuật được dùng trong đoạn văn trên?
Các biện pháp ấy có tác dụng như thế nào đối với việc miêu tả cảnh? Cảnh ấy có giống với cảnh ở đất nước ta không?
Câu 2( 3 điểm): Phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của em trong những câu thơ sau:
“ Gà mẹ hỏi gà con
Đã ngủ chưa đấy hả?
Cả đàn gà nhao nhao
Ngủ cả rồi đấy ạ !”
( Ngủ rồi- Phạm Hổ)
Câu 3 ( 5 điểm): Tủ sách quý của một bạn học sinh giỏi tự kể chuyện mình.
********* Chúc các em làm bài đạt kết quả cao!*******
TRƯỜNG THCS THANH HÀ
HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN 6
Năm học: 2011- 2012
Câu 1: 2 đ
HS chỉ rõ được các biện pháp tu từ: Nêu đúng cho 0,5 đ chỉ gọi tên được 2 biện pháp tu từ cho 0,25 đ
So sánh: Mùa xuân….như một bà chủ trẻ tuổi.
Nhân hóa: Mùa xuân đi dạo…liếc nhìn…tiến bước ….
Những con suối reo to hơn.
HS cần nêu được:
Nhà văn miêu tả cảnh mùa xuân vừa đến, phút chuyển giao kỳ diệu từ mùa đông sang mùa xuân trên đất nước Nga- xứ ôn đới lạnh giá đầy băng tuyết.
Nghệ thuật so sánh kết hợp khéo léo với NT nhân hóa rất gợi hình, gợi cảm làm ta hình dung rõ vẻ đẹp và sức mạnh huyền diệu của mùa xuân. MX làm cho thiên nhiên biến đổi, đem về sức sống mới cho mỗi cảnh vật. cảnh hiện lên sống động
Nước ta là nước xứ nhiệt đới, không có cảnh băng tan, tuyết chảy nhưng mùa xuân ở đâu cũng tươi đẹp, cũng dào dạt sức sống.
( Diễn đạt trôi chảy, mỗi ý cho 0,5 đ)
Câu 2: 3 đ
HS viết một đoạn văn ngắn phân tích cái hay, cái ngộ nghĩnh của đoạn thơ:
Nghệ thuật chính: Nhân hóa. Chính biện pháp nghệ thuật này đã làm cho đoạn thơ thêm hay, những chú gà con và gà mẹ không còn là gà nữa mà đây là đoạn thơ làm cho ta liên tưởng đến mẹ ta và chính lũ con rất hồn nhiên và tinh nghịch của mẹ.
Nội dung: Sự quan tâm săn sóc, ân cần chu đáo của tình mẹ, người mẹ.
Lũ con lại quá hồn nhiên tới mức thản nhiên không hề có sự phòng bị nào: ngủ rồi mà vẫn đồng thanh thưa.
Cái hay, cái đẹp của đoạn thơ là ở điểm này. Nhà thơ đã đi sâu vào tâm lý trẻ thơ để miêu tả, phản ánh: Sự trong trắng , ngây thơ, hồn nhiên
( Tùy vào các ý thể hiện trongnội dung bài viết để cho điểm phù hợp)
Câu 3 ( 5 đ):
* Yêu cầu : - Dùng trí tưởng tượng để nhân hóa sự vật ( “tủ sách”) làm cho sự vật kể chuyện mình, nhưng thực chất là kể chuyện con người( một học sinh giỏi) một cách sinh động, hấp dẫn.
- Xây dựng cốt truyện hợp lý, chặt chẽ và chân thực, tự nhiên. Cần chú ý quan sát tìm hiểu trong thực tế về “ lịch sử” một tủ sách quý của HS ( của bản thân hoặc của một bạn HSG). Tránh diễn biến câu chuyện về “ cái tủ sách” do chính sự vật kể lại thành câu chuyện về bản thân người HS đã xây dựng nên cái tủ sách ấy.
- Bố cục bài viết chặt chẽ, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc.
( Căn cứ vào bài viết để GV đánh giá điểm khuyến khích sự sáng tạo trong bài viết của HS)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trương Thị Thu Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)