Đề thi HSG môn tin cấp tỉnh năm 2016

Chia sẻ bởi Dương Đình Luyến | Ngày 26/04/2019 | 79

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn tin cấp tỉnh năm 2016 thuộc Tin học 11

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
THANH HOÁ

ĐỀ CHÍNH THỨC
KỲ THI HỌC SINH GIỎI TỈNH
Năm học: 2015-2016
Môn thi: Tin học
Lớp 12 THPT
Ngày thi: 10/03/2016
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề này có 03 câu, gồm 02 trang.


Tổng quan bài thi:
Câu
Tên bài
Tên file nguồn
Tên file input
Tên file output
Điểm

1
Cực tiểu
BAI1.PAS
BAI1.INP
BAI1.OUT
6

2
Mật khẩu
BAI2.PAS
BAI2.INP
BAI2.OUT
7

3
Dãy con
BAI3.PAS
BAI3.INP
BAI3.OUT
7


* Dữ liệu vào là đúng đắn, không cần phải kiểm tra. Cácsốtrên một dòng ghicáchnhau ít nhấtmộtdấucách.
Hãy lập trình giải các bài toán sau:
Bài1: Cực tiểu:
Cho một dãy số gồm N số nguyên a1, a2, .., aN. Người ta định nghĩa một số ai là cực tiểu địa phương nếu thỏa mãn ai-1> ai< ai+1 (a1 và aN không được gọi là cực tiểu địa phương).Hãy tìm số lượng cực tiểu địa phương của dãy số trên.
Input: Cho trong file văn bản BAI1.INP gồm:
- Dòng 1 chứa duy nhất một số nguyên dương N (N ≤ 106).
- Dòng 2 chứa dãy số nguyên a1, a2,.., aN (|ai| ≤ 109, ∀𝑖∈ [1,𝑁
Output:Kết quả ghi ra file văn bản BAI1.OUT duy nhất một số là kết quả của bài toán.
Ví dụ:
BAI1.INP
BAI1.OUT

4
2 3 2 3
1


Bài 2: Mật khẩu:
Một xâu ký tự được gọi là mật khẩu "an toàn" nếu thỏa mãn các điều kiện: Độ dài của xâu đó >= 6, chứa ít nhất một chữ cái in hoa (`A`..`Z`), chứa ít nhất một chữ cái thường (`a`..`z`) vàchứa ít nhất một chữ số (`0`..`9`).
Ví dụ: `a1B2C3`, `tinHoc6` là hai mật khẩu "an toàn", còn `a1B2C`, `a1b2c3`, `A1B2C3`,`tinhoc` đều không phải là mật khẩu "an toàn".
Cho một xâu S mà mỗi ký tự trong S thuộc một trong ba loại sau: Chữ cái in hoa (`A`..`Z`), chữ cái thường (`a`..`z`), chữ số (`0`..`9`).Tìm xem có bao nhiêu cặp chỉ số (i,j) thỏa mãn điềukiện: 1 <=iInput: Cho trong file văn bản BAI2.INP gồm duy nhất một dòng chứa xâu S có độ dài không quá 5000 kí tự.
Output:Kết quả ghira file văn bản BAI2.OUT một số nguyên là số lượng cặp chỉ số (i,j) tính được.
Ví dụ:
BAI2.INP
BAI2.OUT
BAI2.INP
BAI2.OUT

abc3456789PQ
6
abc123
0


Bài 3: Dãy con :
Cho một dãy số nguyên dương gồm N phần tử a1, a2, .., aN và một số nguyên dương k.
Một dãy thu được từ dãy ban đầu bằng cách loại bỏ đi một số phần tử và giữ nguyên thứ tự các phần tử còn lại (có thể không loại bỏ phần tử nào)được gọi là dãy con của dãy ban đầu.Hãy tìm các dãy con của dãy đã cho có tổng các phần tử bằng k.
Input: Cho trong file văn bảnBAI3.INP gồm 2 dòng:
- Dòng đầu ghi hai số nguyên N và k ( 0 - Dòng tiếp theo ghi N số nguyên a1, a2, .., aN (0 < ai(106, với ∀𝑖∈ [1,𝑁
Output:Kết quả ghira file văn bảnBAI3.OUT, có cấu trúc như sau:
- Nếu không có dãy con nào thỏa mãn đề bài thì ghi số: 0 .
- Nếu có từ 2 dãy con trở lên thỏa mãn đề bài thì ghi số lượng dãy con thỏa mãn.
- Nếu chỉ có 1 dãy con thỏa mãn thì ghi các phần tử của dãy con theo thứ tự nhập vào của dãy số.
Ví dụ:
BAI3.INP
BAI3.OUT
BAI3.INP
BAI3.OUT

5 16
1 5 8 10 20
1 5 10
6 10
1 5 8 10 20 2
2


(Có 30% số test trong tổng các test của bài 3 là chỉ có 1 dãy con thỏa mãn và các phần tử được chọn là liên tiếp)

----------------------------- Hết -----------------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Dương Đình Luyến
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)