đề thi hsg môn sinh 6
Chia sẻ bởi Trần Văn Lâm |
Ngày 18/10/2018 |
39
Chia sẻ tài liệu: đề thi hsg môn sinh 6 thuộc Sinh học 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD & ĐT TRẦN VĂN THỜI ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
TRƯỜNG THCS SÔNG ĐỐC 2 LỚP 6 THCS - NĂM HỌC : 2010 - 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học 6
Ngày thi: 03 – 05 – 2011
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 3 điểm):
a) Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá.
b) Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu?
Câu 2 ( 3 điểm):
a) Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó?
b) Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?
Câu 3 ( 3 điểm):
a) Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
b)Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh?
Câu 4: ( 2 điểm):
Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng.
Câu 5 ( 4 điểm):
Nêu khái niệm quang hợp và hô hấp? Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 6 ( 5 điểm):
Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?
Quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật được diễn ra như thế nào?
............................ HẾT ..........................
Đáp án sinh 6
Câu
Đáp án
Thang điểm
Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành thân chính và hoa.
+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa.
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh.
- Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh.
Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa to ra.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
- Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp.
* Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó
Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau.
Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước:
Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong.
Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp.
Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài.
- Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
* Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa
Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn.
Phân biệt:
+ Tự thụ phấn:
TRƯỜNG THCS SÔNG ĐỐC 2 LỚP 6 THCS - NĂM HỌC : 2010 - 2011
ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: Sinh học 6
Ngày thi: 03 – 05 – 2011
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)
Câu 1 ( 3 điểm):
a) Thân gồm những bộ phận nào? Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá.
b) Thân sinh trưởng được dài và to ra là do đâu?
Câu 2 ( 3 điểm):
a) Lá có những chức năng gì? Đặc điểm cấu tạo nào của lá phù hợp với chức năng đó?
b) Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do bộ phận nào đảm nhận? Vì sao?
Câu 3 ( 3 điểm):
a) Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa? VD
b)Phân biệt thụ phấn và thụ tinh? Tại sao thụ phấn là điều kiện cần nhưng chua đủ của thụ tinh?
Câu 4: ( 2 điểm):
Phân biệt sinh sản hữu tính và sinh sản sinh dưỡng.
Câu 5 ( 4 điểm):
Nêu khái niệm quang hợp và hô hấp? Vì sao quang hợp và hô hấp là 2 quá trình trái ngược nhau nhưng lại có quan hệ chặt chẽ với nhau?
Câu 6 ( 5 điểm):
Tế bào thực vật gồm những thành phần chính nào? Tính chất sống của tế bào thể hiện ở những điểm nào?
Quá trình lớn lên và phân chia của tế bào thực vật được diễn ra như thế nào?
............................ HẾT ..........................
Đáp án sinh 6
Câu
Đáp án
Thang điểm
Thân cây gồm thân chính, cành, chồi nách và chồi ngọn.
Phân biệt chồi ngọn, chồi hoa, chồi lá:
+ Chồi ngọn: ở ngọn thân và cành, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành thân chính và hoa.
+ Chồi lá: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mô phân sinh ngọn. Phát triển thành cành mang lá.
+ Chồi hoa: ở kẽ lá, gồm mầm lá và mầm hoa. Phát triển thành cành mang hoa.
- Thân cây dài ra do sự phân chia tế bào ở mô phân sinh ngọn.
* Lưu ý: Có những loại cây như tre, nứa, mía…ngoài mô phân sinh ngọn còn có mô phân sinh gióng, có chức năng làm cho các gióng dài ra, khiến thân dài ra rất nhanh.
- Thân cây to ra do sự phân chia tế bào ở 2 tầng phát sinh.
Tầng sinh vỏ: nằm ở phần vỏ thân, phân chia cho ra lớp bần ở phía ngoài và lớp thịt vỏ ở phía trong.
Tầng sinh trụ: nằm ở phần trụ giaữ, giữa mạch rây và mạhc gỗ. Các tế bào này phân chia làm cho phần trụ giữa to ra.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.25
0.25
- Lá có chức năng quang hợp, thoát hơi nước và hô hấp.
* Đặc điểm cấu tạo của lá phù hợp với các chức năng đó
Một số đặc điểm bên ngoài giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp: phiến lá có bản dẹt, là phần rộng nhất, các lá mọc sole nhau.
Một số đặc điểm bên trong giúp lá nhận được nhiều ánh sáng để quang hợp, hô hấp, thoát hơi nước:
Biểu bì gồm một lớp tế bào trong suốt cho ánh snag có thể xuyên qua vào phần thịt lá bên trong.
Thịt lá gồm các tế bào vách mỏng, chứa nhiều lục lạp có khả năng thu nhận ánh sáng để quang hợp, xen giữa các tế bào thịt lá ở phía dưới có nhiều khoảng trống có tác dụng dự trữ khí và trao đổi khí khi quang hợp và hô hấp.
Trên lớp biểu bì (mặt dưới) có nhiều lỗ khí có thể đóng mở để thực hiện chức năng trao đổi khí, thực hiện hô hấp, thoát hơi nước ra ngoài.
- Ở những cây có lá sớm rụng hoặc lá biến thành gai thì chức năng quang hợp do thân cây đảm nhận. Vì khi quan sát những cây đó ta thấy thân hoặc cành có màu lục do phần thịt vỏ của chúng chứa nhiều lục lạp nên có thể thực hiện được chức năng quang hợp thay cho lá.
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
0.5
* Phân biệt các hình thức thụ phấn của hoa
Có 2 cách thụ phấn: tự thụ phấn và thụ phấn.
Phân biệt:
+ Tự thụ phấn:
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Văn Lâm
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)