Đề thi HSG môn Ngữ văn 6- Đề 13

Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Ngữ văn 6- Đề 13 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD&ĐT …….. ĐỀ THI HSG
Trường THCS …….
Môn thi: Ngữ văn 6
Thời gian: 120 phút
Câu 1.( 4 điểm)
Tìm và nêu tác dụng các biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn trích sau:
Những động tác thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn,hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ”.
( Trích Vượt thác-Võ Quảng)
Câu 2.( 6 điểm) Suy nghĩ của em về câu chuyện sau:
CHIẾC BÌNH NỨT
Hồi ấy, ở bên Tàu có một người gánh nước, mang hai chiếc bình ở hai đầu một cái đòn gánh trên vai. Một trong hai chiếc bình ấy bị nứt, còn bình kia thì tuyệt hảo,luôn mang về đầy một bình nước. Cuối đoạn đường dài từ con suối về nhà, chiếc bình nứt lúc nào cũng chỉ còn một nửa bình nước.Suốt hai năm tròn, ngày nào cũng vậy, người gánh nước chỉ mang về có một bình rưỡi nước.
Dĩ nhiên cái bình nguyên vẹn rất tự hào về thành tích của nó. Nó luôn hòa thành tốt nhiệm vụ mà nó được tạo ra. Còn tội nghiệp chiếc bình nứt, nó xấu hổ về khuyết điểm của mình, nó khổ sở vì chỉ hoàn tất được một nửa công việc mà nó phải làm. Trong hai năm nó phải chịu đựng cái mà nó cho là thất bại chua cay.
Một ngày nọ, chiếc bình nứt bèn lên tiếng với người gánh nước: “ Con thật là xấu hổ vì vết nứt bên hông làm rỉ mất nước suốt dọc đường đi về nhà bác”.
Người gánh nước trả lời “ Con không để ý thấy chỉ có hoa mọc bên đường phí của con à? Đó là vì ta luôn biết khiếm khuyết của con nên đã gieo hạt hoa dọc đường bên phía con và mỗi ngày đi về con đã tưới nước cho chúng…Hai năm nay, ta vẫn hái được nhiều hoa đẹp để trên bàn. Nếu mà con không phải là con như thế này thì trong nhà đầu thường xuyên có hoa đẹp để thưởng thức như vậy.
Câu 3- Tự luận( 10 điểm).
Trên đường đi học em vô tình nghe thấy cuộc trò chuyện của hai chú chim. Em hãy tưởng tượng để kể lại câu chuyện đó.


---------------Hết---------------



PHÒNG GD&ĐT …………
Trường THCS ………….

ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM NGỮ VĂN 6
Câu 1.( 4 điểm)
Học sinh cần nêu được các biện pháp tu từ và giá trị phép so sánh:
So sánh ngoại hình Dượng Hương Thư với “ pho tượng đồng đúc” để thể hiện ngoại hình gân guốc,vũng chắc của nhân vật.( 1,5 điểm)
Những chi tiết miêu tả ngoại hình và động tác; ghì trên ngọn sào,rút sào rập rang nhanh như cắt,so sánh với hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hung vĩ..để diễn tả vẻ đẹp trong lao động,sự dũng mãnh của nhân vật.( 1,5 điểm)
Học sinh viết trôi chảy,không mắc lỗi dùng từ và dưới hình thúc đoạn văn ( 1 điểm).
Câu 2.( 6 điểm).
Yêu cầu;
1.Kĩ năng: ( 1 điểm)
- Trình bày suy nghĩ thành một đoạn văn hoặc bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát.
2.Nội dung( 5 điểm)
Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các
ý sau:
Đây là câu chuyện giàu tính triết lý về những vấn đề nhân sinh quan trong cuộc sống,những giá trị mang tính chất bền vững trong đời sống hiện tại và mãi mãi với đời sau.
Mỗi người trong chúng ta đều có những nhược điểm riêng biệt.Ai cũng là chiếc bình nứt cả.Nhưng chính vết nứt và các nhược điểm đó mới khiến cho cuộc sống chung của chúng ta trở nên phong phú,thú vị và làm chúng ta thỏa mãn.Chúng ta phải biết chấp nhận cá tính riêng từng người trong cuộc sống và tìm ra cái tốt của họ( 2 điểm).

Chiếc bình nứt là nghệ thuật ẩn dụ của tác giả để nói về những con người chưa hoàn thiện.Nhưng luống hoa bên đường ẩn dụ cho những thành quả,sản phẩm của những người chưa hoàn thiện.( 2 điểm).
Chiếc bình nứt mang tâm trạng tự ti,mặc cảm nhưng những lời nói chân thành,tự đáy lòng về những khiếm khuyết của chính mình cho người nghe chú ý.Đây là tâm trạng trái ngược của tính tự cao,ngạo mạn mà chiếc bình lành là hình ảnh tiêu biểu.Nếu người khiếm khuyết biết khuyết điểm của mình và rồi họ lựa chọn được vị trí phù hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)