Đề thi HSG môn Ngữ văn 6- Đề 12
Chia sẻ bởi Võ Minh Hôn |
Ngày 17/10/2018 |
26
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG môn Ngữ văn 6- Đề 12 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1(4 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép so sánh,nhân hóa trong các câu sau:
“ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(“Biển”-Khánh Chi)
Câu 1(6 điểm):
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép )
Câu 3 (10 điểm):
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Tong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1(4 điểm)
- Xác định được các phép so sánh, nhân hóa:
+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con. (1,0 điểm)
+ Nhân hóa: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. (1,0 điểm)
- Nêu được tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; Khi thì nỏ bé hiền lành,dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng, đặc điểm tạo nên bức tranh khác nhau về biển. (2,0 điểm)
Câu 2(6 điểm)
1.Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác
+Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự
+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…
- Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá.
+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người.
Câu 3: (10 điểm)
1.Yêu cầu về hình thức:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Viết dưới dạng tự kể chuyện.
- Chú ý chính tả, ngữ pháp
2. Nội dung:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.
- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.
- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.
ĐỀ THI HSG NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1(4 điểm): Xác định và nói rõ tác dụng của phép so sánh,nhân hóa trong các câu sau:
“ Lúc vui vẻ biển hát, lúc buồn biển lặng, lúc suy nghĩ biển mơ mộng và dịu hiền.
Biển như người khổng lồ, nóng nảy, quái dị, gọi sấm, gọi chớp.
Biển như trẻ con, nũng nịu, dỗ dành, khi đùa, khi khóc.”
(“Biển”-Khánh Chi)
Câu 1(6 điểm):
Từ nội dung câu chuyện sau, hãy trình bày suy nghĩ của em về việc cho và nhận trong cuộc sống.
Người ăn xin
Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.
Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông:
- Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.
Ông nhìn tôi chăm chăm, đôi môi nở nụ cười:
- Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.
Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Tuốc-ghê-nhép )
Câu 3 (10 điểm):
Sau một thời gian phiêu lưu, nhân vật Dế Mèn trong tác phẩm “Dế Mèn phiêu lưu kí” của Tô Hoài đã có dịp trở lại thăm mộ của Dế Choắt. Tong vai Dế Mèn, em hãy kể lại câu chuyện đó.
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HƯỚNG DẪN CHẤM HSG NGỮ VĂN CẤP HUYỆN
Năm học 2013-2014
Môn: Ngữ văn 6
Câu 1(4 điểm)
- Xác định được các phép so sánh, nhân hóa:
+ So sánh: Biển như người khổng lồ; Biển như trẻ con. (1,0 điểm)
+ Nhân hóa: Vui, buồn, suy nghĩ, hát, mơ mộng, dịu hiền. (1,0 điểm)
- Nêu được tác dụng:
+ Biển được miêu tả như một con người với nhiều tâm trạng khác nhau.
+ Biển được nhà thơ cảm nhận như những con người cụ thể: Khi thì to lớn, hung dữ như người khổng lồ; Khi thì nỏ bé hiền lành,dễ thương, đáng yêu như trẻ con.
Nhờ các biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa đã gợi rõ, cụ thể màu sắc, ánh sáng, đặc điểm tạo nên bức tranh khác nhau về biển. (2,0 điểm)
Câu 2(6 điểm)
1.Về hình thức:
- Trình bày dưới dạng một bài văn ngắn.
- Diễn đạt lưu loát, thuyết phục.
2. Về nội dung:
Bài viết có thể trình bày theo các cách khác nhau nhưng đại thể nêu được các ý sau:
- Truyện kể về việc cho và nhận của cậu bé và người ăn xin, qua đó ngợi ca cách ứng xử cao đẹp, nhân ái giữa con người với con người.
+Sự đồng cảm, tình yêu thương chân thành và cách ứng xử lịch sự là món quà quý giá ta tặng cho người khác
+Và khi ta trao món quà tinh thần quý giá ấy ta cũng nhận được món quà quý giá tương tự
+ Truyện gợi cho chúng ta nhiều suy ngẫm về việc cho và nhận trong cuộc sống:
- Cái cho và nhận là gì? Đâu phải chỉ là vật chất, có thể là giá trị tinh thần, có khi chỉ là một câu nói, một cử chỉ…
- Thái độ khi cho và nhận: cần chân thành, có văn hoá.
+ Xác định thái độ sống và cách ứng xử của bản thân: tôn trọng, quan tâm chia sẻ với mọi người.
Câu 3: (10 điểm)
1.Yêu cầu về hình thức:
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất số ít.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc.
- Viết dưới dạng tự kể chuyện.
- Chú ý chính tả, ngữ pháp
2. Nội dung:
Bài viết thể hiện được các nội dung cơ bản sau:
- Sau khi Dế Choắt qua đời, tôi muốn thay đổi cuộc sống nên đi phiêu lưu.
- Cuộc chia tay cảm động với những người hàng xóm.
- Trong cuộc phiêu lưu gặp nhiều chuyện vui, xong cũng không ít truyện buồn. Qua mỗi câu chuyện, tôi rút ra bài học quý giá.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Võ Minh Hôn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)