DE THI HSG LY 8

Chia sẻ bởi Ma Quang Vinh | Ngày 18/10/2018 | 57

Chia sẻ tài liệu: DE THI HSG LY 8 thuộc Tiếng Anh 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ HSG MÔN : VẬT LÝ - LỚP 8( 11-12)
Câu1 : Từ thành phố A đến thành phố B cách nhau 60km, vào lúc 12h một xe đạp xuất phát với vận tốc không đổi 10km/h. Một ôtô xuất phát từ B đi tới A cũng với vận tốc không đổi bằng 30km/h. Họ gặp nhau tại chỗ cách đều A và B. Hỏi hai xe cách nhau bao nhiêu vào lúc 14h và 16h ?
Câu 2: Người ta dùng hệ thống ròng rọc để trục một vật cổ bằng đồng có
trọng lượng P = 5340N từ đáy hồ sâu H = 10m lên (hình 1). Hãy tính:
Lực kéo khi:
Tượng ở phía trên mặt nước.
Tượng chìm hoàn toàn dưới nước.
Tính công tổng cộng của lực kéo tượng từ đáy hồ lên phía trên
mặt nước h = 4m.
Biết trọng lượng riêng của đồng và của nước lần lượt là 89000N/m3, 10000N/m3. Bỏ qua trọng lượng của các ròng rọc.
Câu 3 :Bình thông nhau gồm hai nhánh hình trụ tiết
diện lần lượt là S1, S2 có chứa nước như hình vẽ. Trên mặt nước
có đặt các pittông mỏng, khối lượng m1, m2 . Mực nước hai nhánh
chênh nhau một đoạn h = 10cm.
a. Tính khối lượng m của quả cân đặt lên pittông lớn để
mực nước ở hai nhánh ngang nhau.
b. Nếu đặt quả cân sang pittông nhỏ thì mực nước hai nhánh
lúc bấy giờ sẽ chênh nhau một đoạn H bằng bao nhiêu?
Cho khối lượng riêng của nước D = 1000kg/m3, S1 = 200cm2, S2 = 100cm2 và bỏ qua áp suất khí quyển.
Câu 4 :Đưa một vật khối lượng m=200kg lên độ cao h = 10m người ta dùng một trong hai cách sau:
1) Dùng hệ thống gồm một ròng rọc cố định, một ròng ròng động. Lúc này lực kéo dây để nâng vật lên là F1=1200N. Hãy tính:
a) Hiệu suất của hệ thống.
b) Khối lượng của ròng rọc động, biết hao phí để nâng rong rọc động bằng ¼ hao phí tổng cộng do ma sát.
2) Dùng mặt phẳng nghiêng dài l=12m. Lực kéo vật lúc này là F2=1900N. Tính lực ma sát giữa vật và mặt phẳng nghiêng, hiệu suất của cơ hệ này.
Câu 5(2,5đ): Một chiếc vòng bằng hợp kim vàng và bạc, khi cân trong không khí có trọng lượng P0= 3N. Khi cân trong nước, vòng có trọng lượng P = 2,74N. Hãy xác định khối lượng phần vàng và khối lượng phần bạc trong chiếc vòng nếu xem rằng thể tích V của vòng đúng bằng tổng thể tích ban đầu V1 của vàng và thể tích ban đầu V2 của bạc. Khối lượng riêng của vàng là 19300kg/m3, của bạc 10500kg/m3.
Câu 6: Hai bình hình trụ thông nhau đặt thẳng đứng chứa nước được đạy bằng các pittông có khối lượng lần lượt là m1=1kg, m2=2kg. Ở vị trí cân bằng pittông thứ nhất cao hơn pittông thứ hai một đoạn h=10cm. Khi đặt lên pittông thứ nhất một quả cân có khối lượng m=2 kg, các pittông cân bằng ở cùng độ cao. Nếu đặt quả cân đó ở pittông thứ hai, chúng sẽ cân bằng ở vị trí nào?
Câu 7: (4điểm) Một bình thông nhau có hai nhánh giống hệt nhau chứa thuỷ ngân. Đổ vào nhánh A cột nước h= 30 cm, vào nhánh B cột đầu cao h= 5 cm. Tính độ chênh lệch thuỷ ngân hai nhánh A và B. Cho biết trọng lượng riêng của nước, dầu, thuỷ ngân lần lượt là: 10.000 N/m8.000 N/m136.000 N/m
Câu 8: (5 điểm)
Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện đáy S = 100 cm2 chiều cao h = 20 cm được thả nổi trong nước sao cho khối gỗ thẳng đứng. Biết trọng lượng riêng của gỗ dg = dn ( dn là trọng lượng riêng của nước dn = 10000 N/m3). Tính công của lực để nhấc khối gỗ ra khỏi nước. Bỏ qua sự thay đổi của mực nước.



Câu
 Nội dung chính cần trình bày








1
(2,0điểm)

C là điểm chính giữa A và B

- Thời gian xe đạp đi từ A đến C là t1= (v là vận tốc của xe đạp)
Lúc đó là 12 + 3=
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ma Quang Vinh
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)