Dề thi HSG lớp 6

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Mai Phương | Ngày 17/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: Dề thi HSG lớp 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:


Phòng GD & ĐT TP
Trường THCS


ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Ngữ Văn
( Thời gian làm bài: 150 phút)

Câu 1( 2 điểm)
Chỉ ra và nêu tác dụng của phép ẩn dụ trong đoạn thơ sau:

Thu tới ngoài kia
Nghe nhân thơm trong trái ngọt
Nghe nhựa ấm trong cành thưa
Nghe run rẩy tiếng lúa ru lúa chín
Xôn xao cuống lá rụng thay mùa
Chín – Huy Cận

Câu 2. ( 6 điểm)
Sau khi bài thơ “Đêm nay Bác không ngủ” ra đời và phổ biến rộng rãi, nhà thơ Minh Huệ có ý định sửa lại câu thơ: “Mái lều tranh xơ xác” thành “Lều tranh sương phủ bạc”, nhưng rồi nhà thơ đã không sửa.
Theo em, tại sao nhà thơ lại không sửa như vậy?
Câu 3( 12 điểm)
Dựa vào bài thơ Gọi bạn của nhà thơ Định Hải, em hãy kể bằng văn xuôi câu chuyện về tình bạn giữa Bê vàng và Dê trắng.

Từ xa xưa thửa nào
Trong rừng xanh sâu thẳm
Đôi bạn sống bên nhau
Bê vàng và Dê trắng

Một năm trời hạn hán
Suối cạn, cỏ héo khô
Lấy gì nuôi đôi bạn
Chờ mưa đến bao giờ

Bê vàng đi tìm cỏ
Lang thang quên đường về
Dê trắng thương bạn quá
Chạy khắp néo tìm Bê

Đến bây giờ Dê trắng
Vẫn gọi hoài : Bê! Bê





Phòng GD& ĐT TP
Trường THCS


HƯỚNG DẪN CHẤM THI
CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6
Năm học: 2013 - 2014
Môn: Ngữ Văn


Câu 1( 2 điểm)
- HS chỉ ra được phép tu từ ẩn dụ trong đoạn thơ: “Nghe”( Ẩn dụ chuyển đổi cảm giác.( 0.5đ)
- Nêu được tác dụng của BP từ từ ẩn dụ đó( 1,5đ)
+ Tác giả nghe thấy những điều không nghe được bằng thính giác: Đó là sự thay đổi tinh tế của thiên nhiên: hương thơm của “nhân trong quả”, sự ấm áp của “dòng nhựa trong cành cây” và cả âm thanh xôn xao của “cuống lá rụng thay mùa”.
+ Nhà thơ cảm nhận thiên nhiên trong thời khắc chuyển mùa không chỉ bằng thính giác mà bằng cả trái tim, tâm hồn giao hòa với thiên nhiên.
+ Phép ẩn dụ đã góp phần làm tăng giá trị gợi hình, giá trị biểu cảm sâu sắc cho đoạn thơ.
Câu 2( 6điểm)
Yêu cầu HS trình bày được những ý cơ bản sau:
* Tác giả đã giữ lại câu thơ vì:
- Từ láy: “ xơ xác” gợi khung cảnh một căn lều tranh tạm bợ giữa rừng , giúp người đọc hình dung nơi trú ngụ đơn sơ, giãi dầu sương gió, không lấy gì làm chắc chắn, gió rét dễ dàng len lỏi vào.( 1đ)
- Về giá trị gợi cảm, từ láy xơ xác giúp người đọc cảm nhận được rõ hơn cái gió, cái rét, cái gian khổ, thiếu thốn, sự hy sinh cao cả của chiến sĩ, đồng bào ta trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.( 2đ)
- Âm hưởng câu thơ giản dị, chân thực, tự nhiên, phù hợp với thể thơ năm chữ xuyên suốt trong toàn bộ bài thơ.(1đ)
* Câu thơ định sửa lại có một số đặc điểm:
- Câu thơ gợi sự tròn trịa, đẹp thanh nhã, mang hơi hướng của thơ cổ điển phương Đông. Vì thế sẽ lạc điệu nếu đặt trong toàn mạch bài thơ( 1đ).
- Âm hưởng câu thơ mang vẻ đẹp trang trọng không phù hợp với âm hưởng chung của bài thơ.(1đ)
Lưu ý: Yêu cầu HS trình bày ý kiến của mình bằng một đoạn văn đảm bảo những ý cơ bản trên. Hoặc HS có cách diễn đạt khác mà trình bày được ý hiểu của mình cũng có thể châm trước cho điểm.
Câu 3.( 12đ)
1. Yêu cầu chung:
- Bài làm đúng thể loại: Kể chuyện sáng tạo.
- Kể chuyện theo ngôi thứ ba
- Nhân vật trong truyện kể là: Bê vàng và Dê trắng.
- Nội dung: Bám sát vào nội dung bài thơ để kể về tình bạn giữa Dê trắng và Bê vàng.
- Trình bày sạch đẹp, bố cục rõ ràng, mạch lạc. Ngôn ngữ trong sáng, có cảm xúc. Diễn đạt lưu loát, không mắc lỗi dùng từ, đặt câu, lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, sạch đẹp.
2. Yêu cầu cụ thể: Học sinh trình bày đảm bảo các ý cơ bản sau:
a. Mở bài: Giới thiệu về chung về đôi bạn: Dê trắng, Bê vàng
( Sống ở đâu? Thời điểm nào? Sống với nhau như
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Mai Phương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)