De thi HSG L3 09-10

Chia sẻ bởi Nguyễn Anh Tuyết | Ngày 08/10/2018 | 44

Chia sẻ tài liệu: de thi HSG L3 09-10 thuộc Tập đọc 1

Nội dung tài liệu:

Trường tiểu học
nam điền
đề khảo sát chất lượng hsg cuối KII
Năm học 2009- 2010
Môn Tiếng việt lớp 3
(Thời gian làm bài 60 phút)




Họ và tên: .................................................................... Lớp:..................


Phần I - Đọc thầm và làm bài tập
Xanh đi học
Người ta gọi chú là Xanh vì lưng chú ánh lên một vệt xanh. Chú lười học, ham chơi. Một trận mưa rào, Xanh bị nước cuốn xuống lòng giếng khơi sâu thẳm. Chú thích lắm, vì ở đáy giếng chú không bị mẹ rầy la, cũng không có bạn nào rủ đi học. Chú tha hồ vùng vẫy bơi lội, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy một mảnh trời bé xíu như một cái vung.
Một ngày nắng đẹp, mẹ đi gánh nước. Mẹ thả cái bù đài cau xuống giếng, vớt được chú Xanh lên. Chú bị ngâm nước lâu ngày, trông nhờn nhợt.
Chọn và ghi chữ cái đúng trước ý trả lời đúng nhất cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Mưa rào thường vào mùa nào ?
a. mùa xuân b. mùa hè c. mùa thu
2. Tại sao Xanh thích ở đáy giếng ?
a. Vì lười học, ham chơi, không bị mẹ rầy la
b. Vì sợ mẹ mắng c. Vì thích vùng vẫy dưới nước
3. Vì sao gọi chú là Xanh ?
a. Chú ngồi trên cây xanh b. lưng chú có vệt xanh c. chú ăn quả xanh
4. Câu: “ Mẹ đi gánh nước.” Nếu đặt dấu chấm than vào sau từ “ mẹ” thì nghĩa của câu là:
a. báo với mẹ là mình đi gánh nước
b. Mẹ đi gánh nước
c. Mẹ giục đi gánh nước
5. Câu: “ Mẹ thả cái bù đài mo cau xuống giếng, vớt được chú Xanh lên. Chú ngâm mình dưới nước lâu ngày, trông nhờn nhợt.” Thuộc mẫu câu nào?
a. Ai – là gì ? b. Ai – làm gì ? c. Ai – thế nào ?
6. Hình ảnh nào trong câu: “Chú tha hồ vùng vẫy bơi lội, ngẩng đầu lên chỉ nhìn thấy một mảnh trời bé xíu như một các vung.” được so sánh ?
a. mặt trời b. cái giếng c. chú ếch
7. Từ “ mưa rào” thuộc từ chỉ ?
a. sự vật b. đặc điểm c. hoạt động
8. Dòng từ nào chỉ đặc điểm của sự vật ?
a. sâu thẳm, xanh, bé xíu, nhờn nhợt, ham chơi
b. ngâm nước, xanh, bé xíu, vệt xanh
c. giếng khơi, ham chơi, vùng vẫy, sâu thẳm

Phần II - Tự luận :
Câu 1: Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy có viết:
“Bão bùng thân bọc lấy thân
Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
Thương nhau tre không ở riêng
Luỹ thành từ dó mà nên hỡi người”.
a/ Những từ ngữ nào trong đoạn thơ cho biết tre được nhân hoá?
b/ Biện pháp nhân hoá đã giúp người đọc cảm nhận được những phẩm chất đẹp đẽ gì ở cây tre Việt Nam?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….………………………………………………………………………………….....
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Câu 2: “Ngôi trường của em rợp bóng cây xanh
Ngôi trường của em không khí trong lành
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Anh Tuyết
Dung lượng: 51,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)