Đề thi HSG khối 11-THPT Lê Xoay
Chia sẻ bởi Tang Van Dai |
Ngày 26/04/2019 |
57
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG khối 11-THPT Lê Xoay thuộc Sinh học 11
Nội dung tài liệu:
TRƯỜNG THPT LÊ XOAY
Năm học 2011-2012
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1: Hãy giải thích:
a. Tại sao đất kiềm cây khó hút khoáng?
b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được?
Câu 2: Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch.
a. Khi nào sức căng trương nước (T) xuất hiện và tăng?
b. Khi nào T cực đại và cực đại bằng bao nhiêu? Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0?
c. Trong công thức S=P-T, S luôn nhỏ hơn P hoặc = P. Có khi nào S>P. Giải thích?
d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng?
Câu 3: Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định nitơ? Vai trò của quá trình cố định nitơ?
Câu 4:
a. Hô hấp sáng: Điều kiện, nơi xảy ra, nguyên liệu, hậu quả?
b. Trong môi trường dinh dưỡng chứa 14C. Nhận thấy 1 phân tử gram glucozơ được oxi hoá hoàn toàn cần 6 phân tử gram O2 và tạo được 36 phân tử gram ATP.
-Độ phóng xạ của hợp chất nào phải đo để khẳng định glucozơ bị oxi hoá hoàn toàn.
-Khi đưa nấm men sang môi trường yếm khí thu được 2ATP cho mỗi phân tử glucozơ. Quá trình đó tên là gì, hợp chất nào có 14C.?
Câu 5: Cho một lọ glucozơ, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi:
a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào?
b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào?
Câu 6: So sánh thực vật C3, thực vật C4 về: đại diện, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO2, hô hấp sáng, năng suất sinh học?
Câu 7: Tiến hành thí nghiệm như sau:
Cho vào 2 ống nghiệm đựng 5-10ml nước vôi trong. Treo túi hạt nảy mầm vào 2 ống nghiệm và đạy chặt nút.
-Ống 1: Hạt bình thường.
-Ống 2: Hạt đã đun nóng trong 2-5 phút.
Hãy cho biết tên thí nghiệm. Xác định kết quả và giải thích kết quả?
Câu 8: So sánh hệ tuần hoàn của châu chấu và giun đốt?
Câu 9:
a. Trình bày đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh?
b. Hãy cho biết vai trò của tuyến tuỵ trong việc điều hoà nồng độ glucozơ trong máu?
Câu 10:
a. Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
b. Tại sao hưng phấn truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều. Hưng phấn truyền đi 2 chiều trong trường hợp nào.
----------------------------------HẾT-----------------------------------
Họ, tên thí sinh:....................................................SBD...................................................
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
Năm học 2011-2012
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP TRƯỜNG
MÔN: SINH HỌC 11
Thời gian làm bài 180 phút, không kể thời gian giao đề.
Câu 1: Hãy giải thích:
a. Tại sao đất kiềm cây khó hút khoáng?
b. Tại sao cây trồng ở vùng không ngập mặn đem ra trồng ở đất ngập mặn thì không sinh trưởng được?
Câu 2: Cho tế bào thực vật đã phát triển đầy đủ vào một dung dịch.
a. Khi nào sức căng trương nước (T) xuất hiện và tăng?
b. Khi nào T cực đại và cực đại bằng bao nhiêu? Khi nào T giảm và khi nào T giảm đến 0?
c. Trong công thức S=P-T, S luôn nhỏ hơn P hoặc = P. Có khi nào S>P. Giải thích?
d. Một cây được tưới nước và bón phân bình thường. Hãy nêu những trường hợp T có thể tăng?
Câu 3: Kể tên một số sinh vật có khả năng cố định nitơ khí quyển. Cho biết các điều kiện của quá trình cố định nitơ? Vai trò của quá trình cố định nitơ?
Câu 4:
a. Hô hấp sáng: Điều kiện, nơi xảy ra, nguyên liệu, hậu quả?
b. Trong môi trường dinh dưỡng chứa 14C. Nhận thấy 1 phân tử gram glucozơ được oxi hoá hoàn toàn cần 6 phân tử gram O2 và tạo được 36 phân tử gram ATP.
-Độ phóng xạ của hợp chất nào phải đo để khẳng định glucozơ bị oxi hoá hoàn toàn.
-Khi đưa nấm men sang môi trường yếm khí thu được 2ATP cho mỗi phân tử glucozơ. Quá trình đó tên là gì, hợp chất nào có 14C.?
Câu 5: Cho một lọ glucozơ, một lọ đựng axit pyruvic, một lọ đựng dịch nghiền tế bào chứa bào quan, một lọ đựng dịch nghiền tế bào không có bào quan, một lọ chứa ti thể. Hỏi:
a. Có thể bố trí được bao nhiêu thí nghiệm về hô hấp tế bào?
b. Số thí nghiệm có CO2 bay ra? Đó là thí nghiệm nào?
Câu 6: So sánh thực vật C3, thực vật C4 về: đại diện, chất nhận CO2 đầu tiên, sản phẩm quang hợp ổn định đầu tiên, điểm bù CO2, hô hấp sáng, năng suất sinh học?
Câu 7: Tiến hành thí nghiệm như sau:
Cho vào 2 ống nghiệm đựng 5-10ml nước vôi trong. Treo túi hạt nảy mầm vào 2 ống nghiệm và đạy chặt nút.
-Ống 1: Hạt bình thường.
-Ống 2: Hạt đã đun nóng trong 2-5 phút.
Hãy cho biết tên thí nghiệm. Xác định kết quả và giải thích kết quả?
Câu 8: So sánh hệ tuần hoàn của châu chấu và giun đốt?
Câu 9:
a. Trình bày đặc điểm giúp giun thực hiện trao đổi khí với môi trường xung quanh?
b. Hãy cho biết vai trò của tuyến tuỵ trong việc điều hoà nồng độ glucozơ trong máu?
Câu 10:
a. Trình bày chiều hướng tiến hoá của hệ thần kinh.
b. Tại sao hưng phấn truyền qua xináp chỉ theo 1 chiều. Hưng phấn truyền đi 2 chiều trong trường hợp nào.
----------------------------------HẾT-----------------------------------
Họ, tên thí sinh:....................................................SBD...................................................
Giám thị coi thi không giải thích gì thêm.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tang Van Dai
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)