Đề thi HSG huyện môn Ngữ Văn 6 (15-16)
Chia sẻ bởi Hải DươngVP |
Ngày 17/10/2018 |
50
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG huyện môn Ngữ Văn 6 (15-16) thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT SÔNG LÔ
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài : 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. Phần Đọc- Hiểu (2,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.”
(Trích “Lũy làng”- Ngô văn Phú)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b. Em hiểu từ “tua tủa” trong đoạn văn có nghĩa như thế nào?
c. Xác định cấu tạo của câu văn “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng”. Cho biết đây là kiểu câu tồn tại hay câu miêu tả?
II. Phần Làm văn.
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:
NGHE THẦY ĐỌC THƠ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…
(Trần Đăng Khoa)
Câu 3 (5,0 điểm):
Một buổi chiều nắng đẹp, em đứng trước cánh đồng lúa sắp chín. Trong gió chiều, em như nghe tiếng lúa thì thầm nói chuyện với em về cuộc đời của cây lúa và những đóng góp của nó vào cuộc sống của chúng ta.
Em hãy tưởng tượng và viết ra.
----------------Hết-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÔNG LÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 6
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
PHẦN ĐỌC- HIỂU
I
a
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: miêu tả .
0,5
B
“Tua tủa”: mọc dày sát nhau, cứng nhọn, đâm ra nhiều phía.
0,5
c
- Cấu tạo: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Trạng ngữ VN CN
- Đây là kiểu câu tồn tại.
0,5
0,5
PHẦN LÀM VĂN
II
2
* Yêu cầu về hình thức:
Học sinh có kĩ năng viết bài văn cảm thụ văn học ngắn:
+ Bố cục chặt chẽ , có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Lời văn tự nhiên,trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung kiến thức:
1.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm nhận chung: bài thơ
đã thể hiện một tình cảm chân thành của tác giả với người thầy đáng kính.
0,25
2. TB: HS trình bày được các ý sau:
- 4 câu thơ đầu: Mỗi buổi học, em được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật, những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông, và bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa ấu thơ.
- 2 câu thơ tiếp theo: Nghe thầy đọc thơ mà tưởng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian:
+ Nghệ thuật nhân hóa (Nghe trăng thở động tàu dừa) làm cho hình ảnh thơ thêm sống động .
+ Nghệ thuật đảo ngữ “Rào rào”: Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ.
- Điệp từ “nghe: nghe thầy đọc thơ mà dường như nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm.
- Hai câu cuối thể hiện rõ tâm trạng nhớ thầy nhưng cũng là để tỏ rõ lòng biết ơn người thầy kính mến.
2,5đ
3. KB. Cảm nghĩ của em.
0,25đ
3
A.Yêu cầu về hình thức.
- Học sinh xác định đúng kiểu bài văn học kể chuyện tưởng tượng sáng tạo kết hợp với với miêu tả.
- Ngôi kể : ngôi thứ ba.(khi cây lúa nói chuyện thì sẽ kể theo
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 6; 7; 8
CẤP HUYỆN - NĂM HỌC 2015 - 2016
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 6
Thời gian làm bài : 120 phút
(không kể thời gian giao đề)
I. Phần Đọc- Hiểu (2,0 điểm):
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng. Măng trồi lên nhọn hoắt như một mũi gai khổng lồ xuyên qua đất lũy mà trỗi dậy.”
(Trích “Lũy làng”- Ngô văn Phú)
a. Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn trên là gì?
b. Em hiểu từ “tua tủa” trong đoạn văn có nghĩa như thế nào?
c. Xác định cấu tạo của câu văn “Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng”. Cho biết đây là kiểu câu tồn tại hay câu miêu tả?
II. Phần Làm văn.
Câu 2 (3,0 điểm):
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ sau:
NGHE THẦY ĐỌC THƠ
Em nghe thầy đọc bao ngày
Tiếng thơ đỏ nắng, xanh cây quanh nhà
Mái chèo nghiêng mặt sông xa
Êm êm nghe vọng tiếng bà năm xưa
Nghe trăng thở động tàu dừa
Rào rào nghe chuyển cơn mưa giữa trời…
Đêm nay thầy ở đâu rồi
Nhớ thầy, em lại lặng ngồi em nghe…
(Trần Đăng Khoa)
Câu 3 (5,0 điểm):
Một buổi chiều nắng đẹp, em đứng trước cánh đồng lúa sắp chín. Trong gió chiều, em như nghe tiếng lúa thì thầm nói chuyện với em về cuộc đời của cây lúa và những đóng góp của nó vào cuộc sống của chúng ta.
Em hãy tưởng tượng và viết ra.
----------------Hết-----------------
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
PHÒNG GD&ĐT HUYỆN SÔNG LÔ
HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI CHỌN HSG CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2015 - 2016
Môn: NGỮ VĂN 6
PHẦN
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
PHẦN ĐỌC- HIỂU
I
a
Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là: miêu tả .
0,5
B
“Tua tủa”: mọc dày sát nhau, cứng nhọn, đâm ra nhiều phía.
0,5
c
- Cấu tạo: Dưới gốc tre, tua tủa những mầm măng.
Trạng ngữ VN CN
- Đây là kiểu câu tồn tại.
0,5
0,5
PHẦN LÀM VĂN
II
2
* Yêu cầu về hình thức:
Học sinh có kĩ năng viết bài văn cảm thụ văn học ngắn:
+ Bố cục chặt chẽ , có đủ phần mở bài, thân bài, kết bài.
+ Lời văn tự nhiên,trong sáng, không mắc lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
* Yêu cầu về nội dung: HS có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải đảm bảo các yêu cầu về nội dung kiến thức:
1.MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nêu cảm nhận chung: bài thơ
đã thể hiện một tình cảm chân thành của tác giả với người thầy đáng kính.
0,25
2. TB: HS trình bày được các ý sau:
- 4 câu thơ đầu: Mỗi buổi học, em được nghe tiếng thầy, giọng thầy ngân vang trong lớp học: tiếng thơ như tràn sắc nắng vàng chiếu rọi vạn vật, những mái chèo của vùng quê sông nước nghiêng nghiêng với dáng người đang khua chèo trên sông, và bỗng dưng như có tiếng bà vọng về với những câu hát ru từ thủa ấu thơ.
- 2 câu thơ tiếp theo: Nghe thầy đọc thơ mà tưởng như ta nghe được cả bước chuyển mình của thời gian:
+ Nghệ thuật nhân hóa (Nghe trăng thở động tàu dừa) làm cho hình ảnh thơ thêm sống động .
+ Nghệ thuật đảo ngữ “Rào rào”: Mùa hè với những cơn mưa rào nặng hạt đã là một trong những hình ảnh để lại ấn tượng trong lòng nhà thơ.
- Điệp từ “nghe: nghe thầy đọc thơ mà dường như nghe được cả tuổi thơ vọng về đầy kỉ niệm.
- Hai câu cuối thể hiện rõ tâm trạng nhớ thầy nhưng cũng là để tỏ rõ lòng biết ơn người thầy kính mến.
2,5đ
3. KB. Cảm nghĩ của em.
0,25đ
3
A.Yêu cầu về hình thức.
- Học sinh xác định đúng kiểu bài văn học kể chuyện tưởng tượng sáng tạo kết hợp với với miêu tả.
- Ngôi kể : ngôi thứ ba.(khi cây lúa nói chuyện thì sẽ kể theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hải DươngVP
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)