Đề thi HSG Địa lí 7 năm học 2013-2014

Chia sẻ bởi Ngô Dương Khôi | Ngày 16/10/2018 | 66

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG Địa lí 7 năm học 2013-2014 thuộc Địa lí 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7
MÔN: ĐỊA LÍ
Năm : 2010-2011
THỜI GIAN: 90 PHÚT

Câu 1. Trình bày khái quát về tự nhiên của khu vực Bắc Phi và Trung Phi? Nêu sự khác nhau về kinh tế xã hội giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi? (4.0 đ)
Câu 2. Trình bày các kiểu môi trường ở Trung và Nam Mĩ? (5.0 đ)
Câu 3. Ở đới nóng dân cư tập trung đông ở vùng nào? Có tác động xấu đến môi trường như thế nào? Nêu nguyên nhân và hậu quả của việc tăng dân số nhanh ở đới nóng?(4.0 đ)
Câu 4. Tình hình phát triển đô thị ở các nước ôn đới như thế nào? Những vấn đề nan giải của các đô thị ở ôn đới hiện nay là gì? (4.0 đ)
Câu 5. Hiện tượng “ thủy triều đỏ” và “thủy triều đen” khác nhau như thế nào? Tác hại của các loại thủy triều này đối với môi trường? Hãy nêu nguyên nhân và hậu quả của ô nhiễm không khí ở đới ôn hòa? (3.0 đ)




Hết









ĐÁP ÁN
Câu 1. ( 3.0đ)
- Khái quát tự nhiên Bắc Phi:
+ Ở rìa Tây Bắc là dãy núi trẻ At-lat. Các đồng bằng ven biển và sườn núi về phía biển có mưa khá nhiều, rừng sồi và dẻ rậm rạp. Vào sâu trong nội địa lượng mưa giảm dần là xavan, cây bụi.(0.75 đ)
+ Tiếp xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra khí hậu khô nóng, lượng mưa rất nhỏ. Thực vật chỉ có cây gai thưa thớt. Ở những ốc đảo thực vật chủ yếu là cây chà là.(0.75 đ)
- Khái quát tự nhiên Trung Phi:
+ Phía Tây chủ yếu là bồn địa với hai môi trường tự nhiên khác nhau. Môi trường xích đạo ẩm, khí hậu nóng, mưa nhiều, rừng rậm xanh quanh năm. (0.75 đ)
+ Phần phía đông có độ cao lớn nhất châu phi gồm các sơn nguyên trên mặt có nhiều đỉnh núi cao và hồ. Đông phi có khí hậu xích đạo gió mùa, có nhiều khoáng sản. (0.75 đ)
Câu 2. (5.0 đ)
- Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phong phú đa dạng, có sự khác biệt từ Bắc xuống Nam và từ thấp lên cao.(0.5 đ)
- Bắc xuống Nam:
+ Ở đồng bằng A-ma-dôn: rừng xích đạo phát triển quanh năm, thực vật và động vật phong phú. (0.5 đ)
+ Phía đông eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti là rừng rậm nhiệt đới. (0.5 đ)
+ Phía Tây eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng ti, đồng bằng Ô-ri-nô-cô: rừng thưa và xavan phát triển. (0.5 đ)
+ Ở đồng bằng Pam-pa thảo nguyên rộng lớn. (0.5 đ)
+ Miền duyên hải phía Tây vùng trung An-det: hoang mạc(0.5 đ)
+ Trên cao nguyên Pa-to-gô-ni-a phía nam của Nam Mĩ có bán hoang mạc ôn đới. (0.5 đ)
- Thấp lên cao: Thiên nhiên vùng núi An-det thay đổi theo 2 chiều: từ Bắc xuống Nam, từ chân núi đến đỉnh núi.(0.5 đ)
+ Ở chân núi vùng Bắc và Trung An-det có rừng xích đạo quanh năm rậm rạp. Vùng Nam An-det rừng cận nhiệt đới và ôn đới phát triển. (0.5 đ)
+ Lên cao, các cảnh quan thiên nhiên thay đổi theo độ cao và sự thay đổi của nhiệt độ. (0.5 đ)
Câu 3. (4.0 đ)
- Ở đới nóng dân cư tập trung gần nữa dân số thế giới, sống chủ yếu bằng trồng trọt và chăn nuôi. Những nơi tập trung đông đúc nhất là : đông nam á, nam á, tây phi và đông nam braxin.(1.0 đ)
- Ở những khu vực này rừng cây bị chặt phá để lấy đất canh tác và chăn nuôi, lấy củi đun và lấy gỗ xuất khẩu… đã tác động xấu đến môi trường, như gây lụt lớn trong mùa mưa, hạn hán trong mùa khô, đất ngày bạc màu và thoái hóa biến thành hoang mạc. (1.0 đ)
- Nguyên nhân: vào những năm 50 của thế kỉ XX, các nước ở đới nóng đã lần lượt giành được độc lập. Từ đó dân số phát triển rất nhanh dẫn đến bùng nổ dân số, đã trở thành một vấn đề lớn đối với đới nóng. (1.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Dương Khôi
Dung lượng: 34,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)