Đề thi HSG cấp trường Sử 7

Chia sẻ bởi Hồ Phước Đại | Ngày 16/10/2018 | 68

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG cấp trường Sử 7 thuộc Lịch sử 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
Năm học: 2014-2015
Môn: Lịch sử 7
Thời gian làm bài: 120 phút
Đề thi này gồm 01 trang




Câu 1. (5,0 điểm)
Vẽ sơ đồ tổ chức nhà nước Văn Lang. Em có nhận xét gì về tổ chức của nhà nước đầu tiên này? Cho biết họ và tên của Tổng bí thư, Thủ tướng chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch quốc hội của nước ta hiện nay?
Câu 2. (3,0 điểm).
Ngô quyền đã có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?
Câu 3. (4,0 điểm) Nước Đại Việt thời Lý được xây dựng và phát triển như thế nào? Vì sao vua Lý Thái Tổ cho dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long? Ý nghĩa của việc làm đó?
Câu 4. (4,0 điểm).
Em hãy trình bày tóm tắt phong trào Tây Sơn - Những cống hiến của phong trào Tây Sơn đối với dân tộc ta?
Câu 5. (4,0 điểm).
Triều đại nhà Hồ tồn tại ngắn ngủi trong lịch sử dân tộc ta nhưng đã để lại cho chúng ta nhiều thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực. Em hãy cho biết những cải cách của Hồ Quý Ly.Tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly?

----------------HẾT-----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Họ tên thí sinh...................................................................SBD:..................


PHÒNG GD&ĐT CƯMGAR
TRƯỜNG THCS NGUYỄN HUỆ

KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: Lịch sử.
(HDC này gồm 03 trang)


 Câu 1: ( 5 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm

Tổ chức bộ máy nhà nước:














3.0

Nhận xét:
- Nhà nước Văn Lang được tổ chức đơn giản, gồm 3 cấp.
- Nhà nước chưa có luật pháp và quân đội.
1.0

Nêu tên:
Tổng Bí Thư: Nguyễn Phú Trọng
Thủ tướng chính phủ: Nguyễn Tấn Dũng
Chủ tịch nước: Trương Tấn Sang
Chủ tịch quốc hội: Nguyễn Sinh Hùng
1.0

Câu 2: ( 3,0 điểm)
Nội dung trình bày
Điểm

 Ngô quyền đã có công lao như thế nào trong cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán xâm lược nước ta lần thứ hai? Ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938 là gì?
* Ngô Quyền đã có công lao:
- Huy động được sức mạnh toàn dân chuẩn bị cho cuộc kháng chiến.
- Biết tận dụng được vị trí và thế của Sông Bạch Đằng để đánh giặc.
- Chủ động đưa ra kế hoạch và cách đánh giặc độc đáo, bố trí trận địa cọc ngầm, để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
* ý nghĩa của chiến thắng Bạch Đằng năm 938:
- Là chiến thắng vĩ đại của dân tộc ta, chấm dứt thời kì ngàn năm Bắc thuộc
- Mở ra một thời kì mới - thời kì xây dựng và bảo về nền độc lập lâu dài của Tổ quốc.
- Khẳng định quyền làm chủ của nhân dân ta, tạo niềm tin và niềm tự hào dân tộc sâu sắc.





1,5 đ





1,5 đ









Câu 3: ( 4,0 điểm)
a/ Xây dựng và phát triển nhà nước. (2 điểm)
Về tổ chức bộ máy nhà nước:
Năm 1010 Lý Công Uẩn dời đô về Đại La đổi tên là Thăng Long.
Năm 1054 nhà Lý đổi tên nước là đại Việt
Chính quyền TW: Đừng đầu là vua, dưới vua có quan đại thần và quan ở hai bên văn ,võ.
Chính quyền địa phương: Cả nước chia làm 24 lộ, dưới lộ là phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là hương xã.
Luật pháp:
Năm 1042 nhà Lý ban hành bộ luật hình thư.
Nội dung: Bao gồm nhiều quy định chặt chẽ bảo vệ vua....bảo vệ sản xuất nông nghiệp.
Quân đội:
Quân đội chia làm 2 bộ phận: Cấm quân và quân địa phương.
Quân đội: gồm bộ binh, thủy binh, tượng binh.
Quân đội được trang bị vũ khí: giáo mác, máy bắn đá...
Nhà lý thực hiện chính sách “ngụ binh ư nông”...
b/ Vì sao: ( 1 điểm)
Trong chiếu rời đô nêu rõ: “ Thành Đại La đô cũ của cao vương ( Cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Phước Đại
Dung lượng: 64,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)