Đề thi HSG cấp trường

Chia sẻ bởi Nguyễn Thị Thu | Ngày 17/10/2018 | 84

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG cấp trường thuộc Lịch sử 8

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

KÌ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học : 2014 – 2015

MÔN : LỊCH SỬ - LỚP 8 - THCS
Thời gian : 120 phút ( không kể thời gian giao đề )
ĐỀ BÀI

Câu 1: ( 6 điểm )
Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858 → 1884. Em hãy chứng minh : Trong quá trình xâm lược Việt Nam, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta?

Câu 2: ( 4 điểm )
Nói rõ trách nhiệm để mất nước ta của triều đình nhà Nguyễn

Câu 3: ( 5 điểm )
Hãy so sánh những điểm cơ bản của xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nội dung so sánh
Xu hướng cuối thế kỷ XIX
Xu hướng đầu thế kỷ XX

Mục tiêu



Thành phần lãnh đạo



Phương thức hoạt động



Tổ chức



Lực lượng tham gia




Câu 4: ( 5 điểm )
Nêu nguyên nhân, diễn biến và ý nghĩa của cách mạng tháng mười năm 1917


-------------------Hết----------------------






* Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
* Giám thị không được giải thích gì thêm.


Họ và tên học sinh : ….......................................................số báo danh.....................


ĐÁP ÁN
Câu 1: Bằng sự hiểu biết về lịch sử Việt Nam giai đoạn 1858  1884.Em hãy chứng minh : Trong quá trình xâm lược VN, thực dân Pháp đã vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ, quyết liệt của nhân dân ta?
Đáp án:
-Trong quá trình xâm lược VN, P đã từng vấp phải sự kháng cự mạnh mẽ của nhân dân ta đó là : Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã anh dũng chống trả, làm cho quân P bước đầu thất bại
-Năm 1859, khi quân P đánh vào Gia Định, phong trào kháng chiến của nhân dân ta càng sôi nổi. Nghĩa quân của Nguyễn Trung Trực đã đốt cháy chiếc tàu Et pê răng của P trên sông vàm cỏ Đông 10/12/1861
-Khi quân P kéo đến HN và các tỉnh đồng bằng bắc kỳ 1973-1874 – nhân dân ta đã anh dũng đứng lên kháng chiến , các toán nghĩa binh bí mật vào thành phố quấy rối địch, kho đạn của chúng bị đốt cháy
-Tại các tỉnh đồng bằng ,đi tới đâu P cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta
-Thấy thế lực của địch ở HN tương đối yếu, quân ta khép chặt vòng vây
-Ngày 21/12/1873 khi quân P đánh ra Cầu Giấy, chúng đã bị đội quân của Hoàng Tá Viêm phối hợp với quân cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc phục kích. Gac niê cùng nhiều sĩ quan thực dân và binh lính bị giết tại trận
-Khi quân P tiến đánh bắc kỳ lần thứ hai, nhân dân đã tích cực phối hợp với quan quân triều đình kháng chiến, nhân dân tự tay đốt nhà, tạo thành bức tường lửa chặn giặc
-Nhân dân HN không bán lương thực cho P, phối hợp với đồng bào các vùng xung quanh, đào hào, đắp lũy, lập ra các đội dân dũng, cắm kè trên sông, làm hầm chông ..chống P
-Ngày 19/5/1883 hơn 500 tên địch của P đã lọt vào trận địa mai phục của ta. Quân cờ đen phối kết hợp với quân của Hoàng ta Viêm ..đã làm cho nhiều sĩ quan của P bị giết tại chổ
-Chiến thắng cầu giấy lần 1 và 2 khiến cho quân P hoang mang, dao động

Câu 2: Nói rõ trách nhiệm để mất nước ta của triều đình nhà Nguyễn:
Đáp án:
*Cơ sở đầu hàng của triều Nguyễn:
-Không ổn định về chính trị ( có hơn 500 cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình)
-Kinh tế nông nghiệp không được chú trọng
-Quân đội rối loạn, không có khả năng chống xâm lược, không quyết tâm đánh giặc
-Đời sống nhân dân cực khổ do tham nhũng của vua, quan. Thiên tai, mất mùa đói kém xảy ra liên tiếp..
-Nhà nguyễn nắm ngọn cờ dân tộc trực tiếp chống pháp nhưng lại hèn nhát, đặt quyền lợi giai cấp, dòng họ lên trên quyền lợi dân tộc, sợ mất ngai vàng, sợ dân hơn sợ giặc
-Nhà nguyễn không động viên được sức mạnh toàn dân, không đoàn kết được các dân tộc trong kháng chiến, thụ dộng đầu hàng, để mất nước dễ dàng

Câu 3: Em hãy so sánh những điểm cơ bản của xu hướng cứu nước cuối thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX.
Đáp án:
So sánh được những đặc điểm cơ bản sau đây:
Nội dung
so sánh
Xu hướng cuối
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thị Thu
Dung lượng: 56,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)