De thi hsg 5

Chia sẻ bởi Đặng Hoàng Dương | Ngày 17/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: de thi hsg 5 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Đề ôn số 12 (V5-6)

Bài 1: Tìm từ trái nghĩa với các từ in đậm trong cụm từ sau:
- củi tươi -nét mặt tươi - trứng tươi
Bài 2: Trong bài "Hạt gạo làng ta" của nhà thơ Trần Đăng Khoa có viết:
Hạt gạo làng ta
Có bão tháng bảy
Có mưa tháng ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
MÑ em xuèng cÊy…
Đọc đoạn thơ cho em hiểu thêm gì về sự vất vả của người nông dân khi làm ra hạt gạo?
Bài 3:
Tìm các từ láy trong đoạn văn sau và xếp chúng thành từng loại.
Cây nhút nhát
Gió rào rào nổi lên. Có một tiếng động gì lạ lắm. Những chiếc lá khô xào xạc lướt trên cỏ. Cây xấu hổ co cúm mình lại. Nó bỗng thấy xung quanh lao xao. He hé mắt nhìn: không có gì lạ cả. Lúc bấy giờ nó mới mở bừng những con mắt lá và quả nhiên không có gì thật.
Bài 4:
a) Trong đoạn văn sau, tìm các từ đồng nghĩa

Sau 80 năm giời nô lệ làm cho nước nhà bị yếu hèn, ngày nay chúng ta cần phải xây dựng lại cơ đồ mà tổ tiên đã để lại cho chúng ta, làm sao cho chúng ta theo kịp các nước trên hoàn cầu. Trong công cuộc kiến thiết đó, nước nhà trong mong chờ đợi ở các em rất nhiều. Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em.
Hồ Chí Minh
b) Trong các câu sau, hãy tìm các từ đồng âm khác nghĩa , cho biết nghĩa của các từ đồng âm đó và nghĩa của mỗi câu đó.
(1) Một nghề cho chín còn hơn chín nghề.
(2) Con ngựa đá con ngựa đá.

Bài 5:Tả một cảnh đẹp mà em có dịp đến thăm.
BTVN : Câu 1
Trong bài thơ Trong lời mẹ hát, nhà thơ Trương Nam Hương viết:
“Tuổi thơ chở đầy cổ tích
Dòng sông lời mẹ ngọt ngào
Đưa con đi cùng đất nước
Chòng chành nhịp võng ca dao.”
(Sách Tiếng Việt lớp 5, tập 2, trang 146 - NXB Giáo dục)

Quả thật, cổ tích là một món quà tinh thần không thể thiếu của thiếu nhi. Nhiều câu chuyện cổ tích đã đem đến cho em những tình cảm đẹp. Hãy kể lại một chuyện cổ tích mà em thích nhất bằng lời kể của một nhân vật trong câu chuyện ấy.

Câu 2 :
Câu nào sau đây là câu ghép?

A.
Khi làng quê tôi đã khuất hẳn, tôi vẫn đăm đắm nhìn theo.

B.
Đêm càng về khuya, trời càng lạnh.

C.
Mặt trăng tròn, to và đỏ, từ từ nhô lên ở chân trời sau rặng tre đen mờ.

D.
Khi mặt trời chưa lặn hẳn, mặt trăng đã nhô lên.

Câu 3 :
Trong các nhóm từ sau, nhóm nào chỉ gồm các danh từ?

A.
Dãy núi, ngày ngày, bàn cờ, búp bê, vạm vỡ

B.
Học sinh, trường, lớp học, thật thà, bảng con

C.
Nhân dân, rặng dừa, cái đẹp, sự sống, ánh nắng

D.
Hi sinh, cơn mưa, lạnh lẽo, sách vở, giáo viên

Câu 4 :
Biện pháp nghệ thuật nào đã được sử dụng trong đoạn thơ sau của Đỗ Quang Huỳnh?
“Đồng làng vương chút heo may
Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim
Hạt mưa mải miết trốn tìm
Cây đào trước cửa lim dim mắt cười.”

Câu 5 :
Trong câu: “Ngươi hãy đến sông Pac-tôn, nhúng mình vào dòng nước, phép màu sẽ biến mất và nhà ngươi sẽ rửa sạch được lòng tham.” có mấy động từ?

Câu 6 :
Câu: “Chiếc lá thoáng tròng trành, chú nhái bén loay hoay cố giữ thăng bằng rồi chiếc thuyền đỏ thắm lặng lẽ xuôi dòng.” gồm có mấy vế câu?

Câu 7 :
Cho biết các dấu gạch ngang trong câu dưới đây có tác dụng gì?
“Mùa
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Hoàng Dương
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)