Đề thi HSG 12 - Vĩnh Phúc năm 2016

Chia sẻ bởi Lê Gia Long | Ngày 26/04/2019 | 71

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG 12 - Vĩnh Phúc năm 2016 thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
KỲ THI CHỌN HSG LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2016 -2017



ĐỀ THI MÔN: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút, không kể thời gian giao đề
(Đề thi có 02 trang)





Câu 1 (1,0 điểm).
a)Trong phòng thí nghiệm sinh học ở điều kiện thường, một học sinh tiến hành thí nghiệm như sau: Đặt một lát khoai tây sống vào khay thứ nhất và một lát khoai tây chín vào khay thứ hai, rồi dùng ống hút nhỏ lêngiữa mỗi lát khoai tây một giọt H2O2. Theo em, hiện tượng gì xảy ra trên mỗi lát khoai tây? Giải thích.
b) Vì sao dạ cỏ ở động vật nhai lại có thể trở thành chỗ ở hấp dẫn cho vi sinh vật cộng sinh?
Câu 2(1,0 điểm).
Hãy nêu tên và chức năng của các enzim lần lượt tham gia vào quá trình nhân đôi của phân tử ADN mạch kép ở vi khuẩn E. coli.
Câu 3(1,0 điểm).
a) Tại sao các nhiễm sắc thể phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau của quá trình phân bào nguyên phân?
b)Một gen có số nuclêôtit A=400, G = 800, nếu xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit thì số liên kết hiđrô của gen sau đột biến là bao nhiêu?
Câu 4 (1,0 điểm).
a) Xét 2 loài thực vật lưỡng bội: loài A (2n= 20) và loài B (2n = 24). Cây của loài A được thụ phấn bởi cây của loài B thu được cây lai bất thụ. Sau một số thế hệ, khi các cây lai sinh sản sinh dưỡng, xuất hiện một số cây hữu thụ. Giải thích nguyên nhân gây bất thụ, hữu thụ ở các cây lai trên và xác định bộ NST trong tế bào của mỗi loại cây đó.
b) Tại sao đột biến cấu trúc và đột biến lệch bội NST thường gây bất lợi cho sinh vật?
Câu 5 (1,0 điểm).
a) Xét hai cặp gen không alen nằm trên cặp NST thường, lai 2 cá thể bố mẹ có kiểu di truyền chưa biết, thu đượcF1có tỉ lệ phân li kiểu hình 3 : 3 : 1 : 1. Xác định các quy luật di truyền phù hợp với kết quả trên và cho ví dụ minh họa.
b)Phương pháp nào có thể dùng để xác định một tính trạng do gen ngoài nhân quy định?
Câu 6 (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, xét 3 locut, mỗi locut đều gồm 3 alen, trong đó locut 1 nằm trên vùng tương đồng của cặp NST giới tính XY, locut 2 và 3 liên kết với nhau trên NST thường.
a) Quá trình ngẫu phối có thể tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu gen về 3 locut trên trong quần thể?
b) Xác định số kiểu giao phối khác nhau về kiểu gen trong quần thể.
Câu 7 (1,0 điểm).
a) Trong công tác tạo giống mới, khâu nào quan trọng nhất? Vì sao để giữ những đặc tính tốt của giống, người ta không dùng phương pháp nhân giống hữu tính?
b)Tại sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1và giảm dần ở các đời tiếp theo?
Câu 8 (1,0 điểm).
Ở một loài động vật, con đực có cặp NST giới tính XY, con cái có cặp NST giới tính XX, tỉ lệ giới tính là 1 đực : 1 cái. Cho cá thể đực mắt trắng giao phối với cá thể cái mắt đỏ thu được F1 đồng loạt mắt đỏ. Cho các cá thể F1 giao phối tự do, thu được F2có tỉ lệ kiểu hình như sau:
+ Ở giới đực: 15 mắt trắng : 9 mắt đỏ.
+ Ở giới cái: 9 mắt đỏ : 3 mắt trắng.
Nếu cho con đực F1 lai phân tích thì theo lí thuyết tỉ lệ kiểu hình thu được ở Fa như thế nào? Biết không có hiện tượng gen gây chết và đột biến.
Câu 9(1,0 điểm).
a) Mức độ giống vàkhác nhau trong cấu trúc của ADN và prôtêin giữa các loài phản ánh điều gì?
b) Dưới đây là trình tự các nuclêôtit trong mạch mang mã gốc của một đoạn gen mã hoá cấu trúc của nhóm enzim đêhiđrôgenaza ở người và các loài vượn người:
+ Người: – XGA – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Tinh tinh: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TGG –
+ Gôrila: – XGT – TGT – TGG – GTT – TGT – TAT –
+ Đười ươi: – TGT – TGG – TGG – GTX – TGT – GAT –
Từ các trình tự nuclêôtit nêu trên có thể rút ra những nhận xét
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Gia Long
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)