Đề thi HSG 12 THPT 2017 Hải Dương - môn Sinh học

Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG 12 THPT 2017 Hải Dương - môn Sinh học thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG



KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: SINH HỌC
Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 2 trang)


Câu 1 (2.0 điểm):
a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?
b) Một cơ thể đực của một loài có kiểu gen . Xét 2 tế bào của cơ thể trên giảm phân bình thường tạo giao tử, theo lí thuyết, số loại giao tử tối thiểu và tối đa tạo thành là bao nhiêu? Giải thích.
c) Theo lí thuyết, 3 tế bào sinh tinh của ruồi giấm có kiểu gen  giảm phân bình thường có thể tạo ra tối đa mấy loại giao tử, với tỉ lệ như thế nào? Biết ở ruồi giấm đực không xảy ra trao đổi chéo (hoán vị gen).
Câu 2 (1.5 điểm):
a) Khi bón quá nhiều phân đạm cho cây có thể gây những hậu quả xấu gì?
b) Hãy cho biết những ưu điểm của thực vật C4 so với thực vật C3.
Câu 3 (1.5 điểm):
a) Hãy cho biết những ưu điểm của tuần hoàn máu trong hệ tuần hoàn kép so với hệ tuần hoàn đơn.
b) Giải thích tại sao các động vật trao đổi khí bằng phổi như lưỡng cư, bò sát, chim và thú lại cần có hệ tuần hoàn kép?
c) Huyết áp là gì? Huyết áp biến động như thế nào trong hệ mạch?
Câu 4 (1.0 điểm):
a) Trong rừng nhiệt đới có nhiều cây thân leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của những kiểu hướng động gì?
b) Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được ở động vật.
Câu 5 (1.0 điểm):
a) Một loài động vật có bộ nhiễm sắc thể kí hiệu là AaBbDdXY. Trong quá trình phân bào, một hợp tử của loài này bị rối loạn phân li ở cặp nhiễm sắc thể Dd, các cặp nhiễm sắc thể khác phân li bình thường. Hãy viết kí hiệu bộ nhiễm sắc thể của 2 tế bào con.
b) Vì sao phân tử ADN cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực dài gấp nhiều lần so với đường kính tế bào nhưng vẫn xếp gọn trong nhân?
c) Người ta tiến hành tổng hợp nhân tạo một phân tử mARN từ 4 loại nuclêôtit có tỉ lệ A: U: G: X = 1: 2: 3: 4. Theo lí thuyết, tỉ lệ bộ ba có chứa 1 nuclêôtit loại A và 2 nuclêôtit loại X là bao nhiêu?
Câu 6 (1.5 điểm):
a) Nguyên tắc bổ sung được thể hiện như thế nào trong các cơ chế di truyền phân tử?
b) Một loài thú có bộ nhiễm sắc thể 2n = 68. Người ta phát hiện ở loài này có loại thể lệch bội chứa 69 nhiễm sắc thể. Trình bày cơ chế hình thành dạng lệch bội trên?
c) Nêu ý nghĩa của đột biến chuyển đoạn giữa các nhiễm sắc thể không tương đồng.
Câu 7 (1.5 điểm):
a) Ở loài sinh sản hữu tính, alen đột biến không được di truyền cho đời sau trong những trường hợp nào?
b) Người ta sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến alen A thành alen a. Khi cặp alen Aa nhân đôi liên tiếp 5 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 62 nuclêôtit. Hãy xác định:
- Dạng đột biến xảy ra với alen A?
- Hậu quả của dạng đột biến này đối với sản phẩm prôtêin do alen a mã hóa? Biết đột biến trên xảy ra ở vùng mã hóa của gen không phân mảnh và đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu, bộ ba kết thúc.
---------------- Hết --------------

Họ và tên thí sinh:....................................................... Số báo danh:.........................
Chữ kí cán bộ coi thi số 1:......................... Chữ kí cán bộ coi thi số 2:......................







SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HẢI DƯƠNG

KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH
LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2017 – 2018
MÔN THI: SINH HỌC

HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1 (2.0 điểm):
Nội dung
Điểm

a) Trong quá trình phân bào, các nhiễm sắc thể sau khi nhân đôi không tách nhau ra ngay mà vẫn còn dính với nhau ở tâm động có ý nghĩa gì?
- Tạo điều kiện cho sự phân li đồng đều các NST về các tế bào con, giúp phân chia đồng đều vật chất di truyền.
- Nếu là ở giảm phân thì còn tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)