Đề thi HSG 12 THPT 2017 Hải Dương - môn Lịch sử
Chia sẻ bởi Đỗ Văn Mười |
Ngày 26/04/2019 |
107
Chia sẻ tài liệu: Đề thi HSG 12 THPT 2017 Hải Dương - môn Lịch sử thuộc Lịch sử 12
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2 điểm):
Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Charles Gosselin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ…”. Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.
Câu 2 (2 điểm):
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, lãnh đạo của phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy rút ra tính chất nổi bật của hai phong trào. Từ thất bại của các phong trào đó, có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Câu 3 (2 điểm):
Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian đó?
Câu 4 (2 điểm):
Trình bày khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh rằng: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
Câu 5 (2 điểm):
Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
-----------------Hết-----------------
Họ và tên thí sinh:………………………………………….. Số báo danh………………
Chữ kí giám thị số 1……………………………… Chữ kí giám thị số 2……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2017-2018
Câu
Kiến thức cần trình bày
Điểm
1
Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Charles Gosselin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ…”. Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.
* Trách nhiệm của triều Nguyễn đối với sự “xuống dốc” của đất nước:
- Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược, với tư cách, vai trò quản lý đất nước, triều Nguyễn vẫn thực hiện chính sách cai trị bảo thủ, sai lầm, thiển cận (củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đã lỗi thời; không chăm lo phát triển kinh tế, độc quyền công thương nghiệp, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”; không củng cố quốc phòng; thực hiện chính sách đối ngoại sai lầm, cấm đạo…)
0.5
- Hậu quả: Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Thế và lực của đất nước suy kiệt, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, đất nước bị cô lập và mất khả năng phòng thủ …
0.25
* Trách nhiệm của triều Nguyễn đối với sự “đổ vỡ” của đất nước:
- Khi đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, với vai trò trực tiếp lãnh đạo và tổ chức kháng chiến, triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng, tiếp tục khước từ những đề nghị cải cách duy tân, đi từ “thủ hòa” sang “chủ hòa”, phản bội phong trào kháng chiến của nhân dân, bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu diệt địch, từng bước đầu hàng thực dân Pháp…
0.5
- Hậu quả: để mất độc lập chủ quyền từng bước đến hoàn toàn. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp…
0.25
* Đặt trong bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX: nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã bị xâm lược (bị xâm lược và mất nước không phải là ngoại lệ). Mặt khác, so sánh tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp là kẻ thù hơn ta cả một phương thức sản xuất); triều Nguyễn trong thời gian đầu có tổ chức đánh giặc…
Tuy nhiên, một số quốc gia nhờ thức thời, tiến hành cải cách đã thoát khỏi khủng hoảng và bảo vệ được độc lập (Nhật Bản, Xiêm) …
0.25
=>
ĐỀ CHÍNH THỨC
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12
NĂM HỌC 2017 - 2018
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài 180 phút
(Đề thi gồm: 01 trang)
Câu 1 (2 điểm):
Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Charles Gosselin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ…”. Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.
Câu 2 (2 điểm):
Trên cơ sở phân tích mục tiêu, lãnh đạo của phong trào Cần Vương và phong trào nông dân Yên Thế, hãy rút ra tính chất nổi bật của hai phong trào. Từ thất bại của các phong trào đó, có thể rút ra những bài học lịch sử gì?
Câu 3 (2 điểm):
Tại sao trong những năm 1897 – 1914, thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam? Phân tích tác động tích cực của cuộc khai thác đối với nước ta trong khoảng thời gian đó?
Câu 4 (2 điểm):
Trình bày khái quát thắng lợi của các nước Đông Nam Á trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới sau chiến tranh thế giới thứ hai. Chứng minh rằng: Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc Đông Nam Á đã góp phần làm thay đổi sâu sắc bản đồ chính trị thế giới.
Câu 5 (2 điểm):
Từ sự phát triển kinh tế của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản trong thời kì hoàng kim sau chiến tranh thế giới thứ hai, hãy làm rõ những nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó? Theo Anh (chị), Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
-----------------Hết-----------------
Họ và tên thí sinh:………………………………………….. Số báo danh………………
Chữ kí giám thị số 1……………………………… Chữ kí giám thị số 2……………….
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12
NĂM HỌC 2017-2018
Câu
Kiến thức cần trình bày
Điểm
1
Đánh giá về trách nhiệm của triều Nguyễn đối với vận mệnh của dân tộc Việt Nam nửa cuối thế kỉ XIX, Charles Gosselin viết: “Những vị hoàng đế An Nam phải chịu trách nhiệm về sự đổ vỡ và xuống dốc của đất nước họ…”. Phát biểu suy nghĩ của em về nhận định trên.
* Trách nhiệm của triều Nguyễn đối với sự “xuống dốc” của đất nước:
- Giữa thế kỉ XIX, trước nguy cơ xâm lược, với tư cách, vai trò quản lý đất nước, triều Nguyễn vẫn thực hiện chính sách cai trị bảo thủ, sai lầm, thiển cận (củng cố chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đã lỗi thời; không chăm lo phát triển kinh tế, độc quyền công thương nghiệp, thực hiện chính sách “bế quan tỏa cảng”; không củng cố quốc phòng; thực hiện chính sách đối ngoại sai lầm, cấm đạo…)
0.5
- Hậu quả: Chế độ phong kiến ngày càng khủng hoảng, suy yếu nghiêm trọng. Thế và lực của đất nước suy kiệt, khối đoàn kết dân tộc bị rạn nứt, đất nước bị cô lập và mất khả năng phòng thủ …
0.25
* Trách nhiệm của triều Nguyễn đối với sự “đổ vỡ” của đất nước:
- Khi đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, với vai trò trực tiếp lãnh đạo và tổ chức kháng chiến, triều Nguyễn không có đường lối kháng chiến đúng, tiếp tục khước từ những đề nghị cải cách duy tân, đi từ “thủ hòa” sang “chủ hòa”, phản bội phong trào kháng chiến của nhân dân, bỏ lỡ nhiều cơ hội tiêu diệt địch, từng bước đầu hàng thực dân Pháp…
0.5
- Hậu quả: để mất độc lập chủ quyền từng bước đến hoàn toàn. Cuối thế kỉ XIX, Việt Nam trở thành thuộc địa của thực dân Pháp…
0.25
* Đặt trong bối cảnh lịch sử nửa cuối thế kỉ XIX: nghĩa tư bản đang phát triển mạnh mẽ, đẩy mạnh xâm lược thuộc địa, hầu hết các nước Á, Phi, Mĩ Latinh đã bị xâm lược (bị xâm lược và mất nước không phải là ngoại lệ). Mặt khác, so sánh tương quan lực lượng chênh lệch (Pháp là kẻ thù hơn ta cả một phương thức sản xuất); triều Nguyễn trong thời gian đầu có tổ chức đánh giặc…
Tuy nhiên, một số quốc gia nhờ thức thời, tiến hành cải cách đã thoát khỏi khủng hoảng và bảo vệ được độc lập (Nhật Bản, Xiêm) …
0.25
=>
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Văn Mười
Dung lượng: |
Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)