đề thi học sinmh giỏi cấp huyện môn lịch sử 9
Chia sẻ bởi Trần Thị Long Khánh |
Ngày 17/10/2018 |
116
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinmh giỏi cấp huyện môn lịch sử 9 thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS SƠN ĐIỆN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước?
Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới ?
Câu 3 (4 điểm): Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản? Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì ?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)
Câu 4 (4 điểm): Vì sao nói Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam – CuBa ?
Câu 5 (4 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trong nhất? Tại sao?
—————- Hết ——————
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (4 điểm)
- Nó là sự tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương (7/1885) mà đã được chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Quý Mùi(1883). Đáp lại việc kí hiệp ước đầu hàng, phong trào kháng chiến của nhân dân bùng nổ khắp nơi. Sự phân hóa trong giới quan lại của triều đình đã dẫn đến cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế và ngay sau đó, khi có chiếu Cần Vương, phong trào hưởng ứng chủ trương Cần Vương cứu nước diễn ra sôi nổi từ 1885 – 1 896 (1Đ).
- Mục đích của phong trào là đánh đuổi quân xâm lược Pháp để khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ (trung quân – ái quốc), nhưng mục đích lớn nhất trước hết là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc (1Đ).
- Chính mục đích này chi phối nên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, từ 1888 – 1896 không cò sự chỉ đạo của triều đình, phong trào vẫn tiếp tục phát triển quyết liệt, quy tụ tại một số trung tâm lớn như các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình và đặc biết là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (0,75Đ).
- Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa không phải là các võ quan triều đình như trong thời kì đầu chống Pháp mà chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược (0,75Đ).
- Lực lượng tham gia kháng chiến chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, nông dân yêu nước (0,5Đ).
Câu 2 (4 điểm)
a. Bối cảnh lịch sử (2.5 điểm):
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới…. (1Đ)
– Sự tác động của bối cảnh quốc tế (Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…) đã ảnh hưởng tới tư tưởng các nho sĩ yêu nước làm chuyển biến lập trường của họ theo xu hướng dân chủ tư sản hóa…. (0,75Đ)
- Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa giai cấp, từ đó dẫn tới nhiều xu hướng cách mạng mới…(0,75Đ)
b. Điểm mới (1.5 điểm)
- Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến cũ mà chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới – dân chủ tư sản (0,75Đ).
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước nữa mà nó hết sức phong phú: Vũ trung bạo động (Đông Du), cải cách (Duy Tân), mở trường dạy học (Đông Kinh Nghĩa Thục… (0,75Đ)
Câu 3 (4 điểm)
a. Nét chính của phong trào Đông Du: (2đ)
- Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập
TRƯỜNG PTDT BÁN TRÚ THCS SƠN ĐIỆN
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 9
NĂM HỌC 2016 -2017
MÔN: Lịch sử
Thời gian làm bài: 150 phút
A. LỊCH SỬ VIỆT NAM (12 ĐIỂM)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao nói phong trào Cần Vương cuối thế kỉ XIX thực chất là một phong trào yêu nước của nhân dân chống Pháp giành độc lập cho đất nước?
Câu 2 (4 điểm): Hãy phân tích bối cảnh lịch sử của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX? So với phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX có điểm gì mới ?
Câu 3 (4 điểm): Trình bày những nét chính về phong trào Đông Du? Vì sao Phan Bội Châu lại chủ trương bạo động vũ trang để giành độc lập và muốn dựa vào Nhật Bản? Bài học học rút ra từ phong trào Đông du là gì ?
B. LỊCH SỬ THẾ GIỚI (8 ĐIỂM)
Câu 4 (4 điểm): Vì sao nói Cu-Ba là “hòn đảo anh hùng”? Cơ sở nào xây đắp nên tình hữu nghị Việt Nam – CuBa ?
Câu 5 (4 điểm): Trình bày những biến đổi của Đông Nam Á từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay? Trong những biến đổi đó, biến đổi nào là quan trong nhất? Tại sao?
—————- Hết ——————
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM
Câu 1 (4 điểm)
- Nó là sự tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta, không phải từ khi bắt đầu có chiếu Cần Vương (7/1885) mà đã được chuẩn bị ngay sau khi triều đình Huế kí Hiệp ước Quý Mùi(1883). Đáp lại việc kí hiệp ước đầu hàng, phong trào kháng chiến của nhân dân bùng nổ khắp nơi. Sự phân hóa trong giới quan lại của triều đình đã dẫn đến cuộc tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế và ngay sau đó, khi có chiếu Cần Vương, phong trào hưởng ứng chủ trương Cần Vương cứu nước diễn ra sôi nổi từ 1885 – 1 896 (1Đ).
- Mục đích của phong trào là đánh đuổi quân xâm lược Pháp để khôi phục nhà nước phong kiến đã sụp đổ (trung quân – ái quốc), nhưng mục đích lớn nhất trước hết là đánh giặc cứu nước, đó là yêu cầu chung của cả dân tộc (1Đ).
- Chính mục đích này chi phối nên sau khi vua Hàm Nghi bị bắt, từ 1888 – 1896 không cò sự chỉ đạo của triều đình, phong trào vẫn tiếp tục phát triển quyết liệt, quy tụ tại một số trung tâm lớn như các cuộc khởi nghĩa Bãi Sậy, Ba Đình và đặc biết là cuộc khởi nghĩa Hương Khê (0,75Đ).
- Lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa không phải là các võ quan triều đình như trong thời kì đầu chống Pháp mà chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước có chung một nỗi đau mất nước với quần chúng lao động nên đã tự nguyện đứng về phía nhân dân chống Pháp xâm lược (0,75Đ).
- Lực lượng tham gia kháng chiến chủ yếu là các văn thân, sĩ phu, nông dân yêu nước (0,5Đ).
Câu 2 (4 điểm)
a. Bối cảnh lịch sử (2.5 điểm):
- Phong trào yêu nước chống Pháp do giai cấp phong kiến lãnh đạo đã thất bại hoàn toàn, đầu thế kỉ XX cần có một xu hướng đấu tranh mới…. (1Đ)
– Sự tác động của bối cảnh quốc tế (Pháp, Nhật Bản, Trung Quốc…) đã ảnh hưởng tới tư tưởng các nho sĩ yêu nước làm chuyển biến lập trường của họ theo xu hướng dân chủ tư sản hóa…. (0,75Đ)
- Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của Pháp làm cho xã hội Việt Nam phân hóa giai cấp, từ đó dẫn tới nhiều xu hướng cách mạng mới…(0,75Đ)
b. Điểm mới (1.5 điểm)
- Mặc dù các phong trào vẫn do các nho sĩ yêu nước tiến bộ lãnh đạo, nhưng họ đã đoạn tuyệt con đường đấu tranh của giai cấp phong kiến cũ mà chủ trương đấu tranh theo xu hướng mới – dân chủ tư sản (0,75Đ).
- Phong trào đấu tranh không chỉ bó hẹp, đơn điệu ở hình thức đấu tranh vũ trang như trước nữa mà nó hết sức phong phú: Vũ trung bạo động (Đông Du), cải cách (Duy Tân), mở trường dạy học (Đông Kinh Nghĩa Thục… (0,75Đ)
Câu 3 (4 điểm)
a. Nét chính của phong trào Đông Du: (2đ)
- Năm 1904, các nhà yêu nước lập ra Hội Duy Tân do Phan Bội Châu đứng đầu. Mục đích của Hội là lập ra một nước Việt Nam độc lập
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Long Khánh
Dung lượng: 52,50KB|
Lượt tài: 2
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)