Đề thi Học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2010-2011
Chia sẻ bởi Lê Tĩnh |
Ngày 17/10/2018 |
24
Chia sẻ tài liệu: Đề thi Học sinh năng khiếu lớp 8 năm học 2010-2011 thuộc Lịch sử 8
Nội dung tài liệu:
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………….
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS
NĂM HỌC: 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
(HDC có 03 trang)
Câu 1: (6,0 điểm)
Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp?
Nội dung
Điểm
Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội :
4.0
- Tình hình kinh tế:
+ Giữa thế kỷ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu là dùng cày, cuốc) nên năng xuất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.
1.0
+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đo lường.
0.5
- Tình hình chính trị - xã hội:
+ Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.
0,5
+ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
1.0
+ Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.
0.5
+ Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ Phong kiến.
0.5
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp
2.0
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.
1.0
- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ Phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
1.0
Câu 2: (4.0 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?
Nội dung
Điểm
a. Hoàn cảnh
1.0
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp…) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản…
0,5
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,…
0,5
b. Nội dung
2,0
* Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng…
0.5
* Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
0.5
* Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
0.5
* Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng…
HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH NĂNG KHIẾU LỚP 8 THCS
NĂM HỌC: 2010-2011
Môn : LỊCH SỬ
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian giao đề)
(HDC có 03 trang)
Câu 1: (6,0 điểm)
Cách mạng Tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII
Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội? Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp?
Nội dung
Điểm
Những nét chính về tình hình kinh tế, chính trị- xã hội :
4.0
- Tình hình kinh tế:
+ Giữa thế kỷ XVIII, nền nông nghiệp Pháp vẫn lạc hậu, công cụ canh tác rất thô sơ (chủ yếu là dùng cày, cuốc) nên năng xuất thấp. Nạn mất mùa, đói kém thường xuyên xảy ra, đời sống nông dân rất khổ cực.
1.0
+ Trong lĩnh vực công thương nghiệp, kinh tế tư bản chủ nghĩa tuy đã phát triển nhưng lại bị chế độ phong kiến cản trở, kìm hãm. Nước Pháp bấy giờ lại chưa có sự thống nhất về đo lường.
0.5
- Tình hình chính trị - xã hội:
+ Trước cách mạng, Pháp vẫn là nước quân chủ chuyên chế do vua Lu-i XVI đứng đầu. Xã hội tồn tại ba đẳng cấp là Tăng lữ, Quý tộc và Đẳng cấp thứ ba, mâu thuẫn với nhau rất gay gắt.
0,5
+ Đẳng cấp Tăng lữ và Quý tộc có trong tay mọi quyền lợi, không phải đóng thuế. Trong khi đó, Đẳng cấp thứ ba gồm tư sản, nông dân và dân nghèo thành thị không có quyền lợi gì, phải đóng nhiều thứ thuế. Nông dân chiếm 90% dân số, là giai cấp nghèo khổ nhất.
1.0
+ Mâu thuẫn giữa đẳng cấp thứ ba với các đẳng cấp Tăng lữ, Quý tộc ngày càng gay gắt.
0.5
+ Vì vậy, dưới sự lãnh đạo của giai cấp tư sản, nông dân Pháp hăng hái tham gia cách mạng để lật đổ chế độ Phong kiến.
0.5
Ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tư sản Pháp
2.0
- Cách mạng tư sản Pháp đã lật đổ được chế độ phong kiến, đưa giai cấp tư sản lên cầm quyền, xoá bỏ nhiều trở ngại trên con đường phát triển của chủ nghĩa tư bản. Quần chúng nhân dân là lực lượng chủ yếu đưa cách mạng đạt tới đỉnh cao với nền chuyên chính dân chủ Gia - cô - banh.
1.0
- Tuy Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ XVIII được coi là cuộc cách mạng tư sản triệt để nhất, nhưng nó vẫn chưa đáp ứng được đầy đủ quyền lợi cho nhân dân, vẫn không hoàn toàn xóa bỏ được chế độ Phong kiến, chỉ có giai cấp tư sản là được hưởng lợi.
1.0
Câu 2: (4.0 điểm) : Trình bày hoàn cảnh, nội dung chính và ý nghĩa của cuộc Duy tân Minh Trị năm 1868?
Nội dung
Điểm
a. Hoàn cảnh
1.0
- Giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng; trong khi đó các nước tư bản phương Tây ( Mĩ, Anh, Pháp…) ngày càng tăng cường can thiệp, tìm cách xâm nhập vào Nhật Bản…
0,5
- Tháng 1.1868, Thiên hoàng Minh Trị đã thực hiện một loạt cải cách tiến bộ nhằm đưa Nhật Bản thoát khỏi tình trạng phong kiến lạc hậu. Đó là cuộc Duy tân Minh Trị, được tiến hành trên nhiều lĩnh vực: kinh tế, chính trị,…
0,5
b. Nội dung
2,0
* Về kinh tế:- Thi hành nhiều cải cách như thống nhất tiền tệ, xóa bỏ sự độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến, tăng cường phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở nông thôn, xây dựng cơ sở hạ tầng…
0.5
* Về chính trị, xã hội:- Chế độ nông nô được bãi bỏ, đưa quý tộc tư sản hóa và đại tư sản lên nắm chính quyền; ban hành Hiến pháp năm 1889, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến.
0.5
* Về giáo dục : - Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc, chú trọng nội dung khoa học kỹ thuật trong chương trình giảng dạy, cử những học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
0.5
* Về quân sự: - Quân đội được tổ chức và huấn luyện theo kiểu phương Tây, chế độ nghĩa vụ thay cho chế độ trưng binh. Công nghiệp đóng tàu, sản xuất vũ khí được chú trọng…
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Lê Tĩnh
Dung lượng: 85,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: Doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)