đề thi học sinh giỏi môn văn 9
Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ |
Ngày 17/10/2018 |
19
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
Phòng GD-ĐT Đức Cơ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009 -2010
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1: Em hãy lập các trường từ vựng với từ sau: CÂY ? (3 điểm).
Câu 2: Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? (1điểm).
a)Ăn ốc nói mò.
b)Nói có sách, mách có chứng.
c)Nửa úp nửa mở.
d)Nói như đấm vào tai.
Câu 3: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?
Câu 4: (3,0 điểm)
Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:
Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc….
Câu 5: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn..(10 điểm).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÈ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2009-2010
Câu 1. (3 điểm).Để lập trường từ vựng chỉ CÂY , HS phải chia thành các miền sau: (mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
-Các loại cây: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ,…
-Các bộ phận của cây: thân, hoa, lá, cành, rễ,…
-Tính chất của cây: cao, thấp, to, nhỏ, khẳng khiu,…
-Tập hợp cây: vườn cây, rừng, bụi cây,…
-Hoạt động sinh trưởng của cây: nảy mầm, vươn cao,…
-Hoạt động chăm sóc cây: tưới, chăm bón, làm cỏ,…
Câu 2:(mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
a)Ăn ốc nói mò.( phương châm về chất)
b)Nói có sách, mách có chứng.( phương châm về chất)
c)Nửa úp nửa mở. ( phương châm cách thức)
d)Nói như đấm vào tai. ( phương châm lịch sự)
Câu 3: (3,0 điểm)
Học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó làm rõ giá trị một chi tiết có giá trị cả về nghệ thuật và nội dung trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương" (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - SGK Ngữ văn 9 tập 1)
1. Về nghệ thuật: (1,5 điểm)
Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn:
+ Cái bóng là biểu hiện của tình cảm yêu thương, lòng thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.(0,75 điểm)
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.(0,75 điểm)
2. Về nội dung: (1,5 điểm)
+ Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.(0,75 điểm)
+ Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.(0,75 điểm)
Yêu cầu đoạn văn phải có hành văn trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, có chất văn, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp mới đạt điểm tối đa.
Câu 4: (3,0 điểm)
HS chỉ ra được 3 chỗ chưa chính xác trong đoạn văn giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của bạn:
+ Năm sinh- năm mất chữa lại là: ( 1765- 1820)
+ Tên chữ và tên hiệu chữa lại là : tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
+ Tên các tập đoàn phong kiến chữa lại là : các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn.
Câu 5 (10 điểm).
MÔN: NGỮ VĂN 9
Thời gian: 150 phút
Câu 1: Em hãy lập các trường từ vựng với từ sau: CÂY ? (3 điểm).
Câu 2: Các thành ngữ sau liên quan đến phương châm hội thoại nào? (1điểm).
a)Ăn ốc nói mò.
b)Nói có sách, mách có chứng.
c)Nửa úp nửa mở.
d)Nói như đấm vào tai.
Câu 3: (3,0 điểm)
Viết đoạn văn trả lời câu hỏi sau:
Chi tiết "cái bóng" trong Chuyện người con gái Nam Xương (Trích Truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ ) có ý nghĩa gì?
Câu 4: (3,0 điểm)
Dưới đây là phần đầu bài giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của một bạn học sinh. Theo em, viết như vậy có điểm nào chưa chính xác? Hãy chữa lại cho đúng:
Nguyễn Du (1766- 1820), tên chữ là Thanh Hiên, hiệu là Tố Như, quê làng Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh. Ông sống cuối thời nhà Nguyễn, giai đoạn chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng, nông dân khởi nghĩa khắp nơi. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn thắng lợi đã đánh tan các tập đoàn phong kiến Lê, Trịnh, Mạc….
Câu 5: Chứng minh rằng văn học của dân tộc ta luôn đề cao những ai biết “thương người như thể thương thân” và phê phán những kẻ thờ ơ, dửng dưng trước người gặp hoạn nạn..(10 điểm).
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ĐÈ THI HỌC SINH GIỎI
NĂM HỌC 2009-2010
Câu 1. (3 điểm).Để lập trường từ vựng chỉ CÂY , HS phải chia thành các miền sau: (mỗi ý đúng được 0,5 điểm).
-Các loại cây: cây ăn quả, cây lương thực, cây lấy gỗ,…
-Các bộ phận của cây: thân, hoa, lá, cành, rễ,…
-Tính chất của cây: cao, thấp, to, nhỏ, khẳng khiu,…
-Tập hợp cây: vườn cây, rừng, bụi cây,…
-Hoạt động sinh trưởng của cây: nảy mầm, vươn cao,…
-Hoạt động chăm sóc cây: tưới, chăm bón, làm cỏ,…
Câu 2:(mỗi ý đúng được 0,25 điểm).
a)Ăn ốc nói mò.( phương châm về chất)
b)Nói có sách, mách có chứng.( phương châm về chất)
c)Nửa úp nửa mở. ( phương châm cách thức)
d)Nói như đấm vào tai. ( phương châm lịch sự)
Câu 3: (3,0 điểm)
Học sinh viết được một đoạn văn hoàn chỉnh, trong đó làm rõ giá trị một chi tiết có giá trị cả về nghệ thuật và nội dung trong văn bản " Chuyện người con gái Nam Xương" (Trích Truyền kỳ mạn lục của Nguyễn Dữ - SGK Ngữ văn 9 tập 1)
1. Về nghệ thuật: (1,5 điểm)
Chi tiết cái bóng tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ, hấp dẫn:
+ Cái bóng là biểu hiện của tình cảm yêu thương, lòng thủy chung, trở thành nguyên nhân (trực tiếp) của nỗi oan khuất, cái chết bi thảm của nhân vật Vũ Nương.(0,75 điểm)
+ Cái bóng làm nên sự hối hận của chàng Trương và giải oan cho Vũ Nương.(0,75 điểm)
2. Về nội dung: (1,5 điểm)
+ Cái bóng làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức và giá trị tố cáo xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ thêm phần sâu sắc.(0,75 điểm)
+ Phải chăng, qua chi tiết cái bóng, tác giả muốn nói trong xã hội phong kiến, thân phận người phụ nữ mong manh và rẻ rúng chẳng khác nào cái bóng trên tường.(0,75 điểm)
Yêu cầu đoạn văn phải có hành văn trong sáng, mạch lạc, giàu cảm xúc, có chất văn, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp mới đạt điểm tối đa.
Câu 4: (3,0 điểm)
HS chỉ ra được 3 chỗ chưa chính xác trong đoạn văn giới thiệu về đại thi hào dân tộc Nguyễn Du của bạn:
+ Năm sinh- năm mất chữa lại là: ( 1765- 1820)
+ Tên chữ và tên hiệu chữa lại là : tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên.
+ Tên các tập đoàn phong kiến chữa lại là : các tập đoàn phong kiến Lê- Trịnh- Nguyễn.
Câu 5 (10 điểm).
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)