đề thi học sinh giỏi môn văn 9

Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ | Ngày 17/10/2018 | 38

Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

Phòng GD - ĐT Đức Cơ Đề thi học sinh giỏi môn văn lớp 9



Câu 1 . ( 5 điểm )
Cảm nhận về hình ảnh người lính qua đoạn thơ :
“ Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo. ”
( Chính Hữu - “ Đồng chí ” )

Câu 2. ( 5 điểm )
Phân tích đoạn thơ sau :
“ … Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng,
Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng.
Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông,
Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi,
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
Mặt trời đội biển nhô màu mới,
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.”
( Huy Cận- “ Đoàn thuyền đánh cá ” )

Câu 3. ( 10 điểm )
Đức tính tiết kiệm trong thời kì đổi mới.















ĐÁP ÁN ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI MÔN VĂN LỚP 9

Câu 1. ( 5 đ )
Yêu cầu chung:
-HS xác định và viết bài theo đúng thể loại văn biểu cảm
- Ngôn ngữ trong sáng, văn viết giàu cảm xúc
- Trong quá trình viết bài cần có sự đối chiếu với tổng thể bài thơ
- Làm nổi bật được vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn của người lính:
+ Vẻ đẹp hiện thực : Sự gian khổ của người lính trong những giờ phút căng thẳng chờ giặc tới trong đêm giá lạnh.
+ Vẻ đẹp lãng mạn đầy chất thơ trong hình ảnh “ Đầu súng trăng treo ”. Đây là hình ảnh thơ đa nghĩa, hàm súc->Sáng tạo nghệ thuật của Chính Hữu, nâng hình tượng người lính thành một biểu tượng đẹp.
Yêu cầu cụ thể:
Bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau:
Mở bài:
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Vào năm 1948, giữa lúc cuộc kháng chiến chống Pháp đang bước sang giai đoạn khó khăn, gian khổ nhất. ( 0.25 đ )
Trích dẫn và nêu cảm nhận chung về vẻ đẹp của khổ thơ cuối , đó là vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn của người lính thời chiến. ( 0.25 đ )
Thân bài
Hình ảnh “ Rừng hoang sương muối ” không chỉ là hiện thực khắc nghiệt mà còn là điều kiện thiên nhiên thử thách người lính ( 0.5 đ )
Trước hiện thực đầy khó khăn, gian khổ, người lính cụ Hồ trong thơ Chính Hữu vẫn vững vàng cây súng trong tay chờ giặc tới vì lí tưởng cao đẹp, vì độc lập tự do, hạnh phúc cho dân tộc. ( 0.5 đ )
Hoàn cảnh thiên nhiên lạnh giá và khắc nghiệt nhưng người lính không cô đơn, lạnh lẽo vì các anh có đồng đội và cây súng bên mình để có dáng đứng tự tin, chủ động giữa đại ngàn hoang vắng “ Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới ” ( 0.5 đ )
Sau những câu thơ trải dài, giọng điệu thơ có sự thay đổi đột ngột làm nhịp thơ chắc gọn, gây sự chú ý ở câu cuối cùng “ Đầu súng trăng treo ”
Từ “ treo ” xuất hiện tạo mối quan hệ bất ngờ độc đáo, nối liền mặt đất với bầu trời qua hai hình ảnh : Đầu súng và mặt trăng ( 1 đ )
Hình ảnh “ Đầu súng trăng treo ” được phát hiện qua tâm hồn nhạy cảm của người lính. Là một thành công của Chính Hữu, câu thơ đã nâng hình ảnh cụ thể của người lính lên thành một biểu tượng đẹp, thi vị của người lính canh gác đất trời Tổ quốc. ( 1 đ )
Kết bài:
Hình ảnh trăng và súng là biểu tượng cho tinh thần dũng cảm, hào hoa của dân tộc nói chung và người lính nói riêng (0.25 đ )
Với vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn, khổ thơ đã chiếm một vị trĩ quan trọng trong thi ca Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp. ( 0.25 đ )
Câu 2. ( 5 đ )
Yêu cầu chung :
HS xác định và viết bài theo đúng thể loại phân tích tác phẩm văn học.
Làm nổi bật được niềm hăng say lao động của những con người mới
Phân tích được một số hình ảnh thơ đặc sắc.
Yêu cầu cụ thể :
Bài viết cần đạt được các ý cơ bản sau :
MB:
Giới thiệu hoàn cảnh ra đời của bài thơ : Vào năm 1958 tại vùng biển Quảng Ninh. Đây là thời kì miền Bắc đang tiến hành xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa nên người dân vui mừng khi được làm chủ cuộc đời.( 0.25 đ )
Vị trí của đoạn trích : Là hai khổ thơ cuối trong bài thơ tả về cảnh kéo lưới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)