đề thi học sinh giỏi môn văn 9

Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ | Ngày 17/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
HUYỆN ĐỨC CƠ NĂM HỌC 2009- 2010
Môn : Ngữ Văn Thời gian : 150 phút (không kể thời gian phát đề)
Họ và tên………………………………… Lớp……..Trường THCS……………………………………………………

Điểm




 Nhận xét của giáo viên


* Đề bài:
Câu 1: ( 5 điểm)
Chứng minh rằng hai nhân vật Trịnh Hâm và ông Ngư trong tác phẩm: “ Lục Vân Tiên” là hai nhân vật đối lập nhau như nước với lửa.
Câu 2: (5 điểm)
Nghệ thuật xây dựng tình huống truyện và xây dựng nhân vật trong truyện ngắn “ Làng” ( Kim Lân) và “ Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long)
Câu 3: (10 điểm)
Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng cả nước năm 1946 Bác Hồ có viết: “ Một năm khởi đầu từ mùa xuân, một đời khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội”.
Em hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.




















ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
MÔN: NGỮ VĂN
Câu 1 (5đ) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
a. (1đ) Đây là hai nhân vật tượng trưng cho hai thế lực thiện và ác.
- Ông Ngư : đại diện cho cho cái thiện.
- Trịnh Hâm: đại diện cho cái ác.
(4đ) Tính chất thiện – ác trong hai nhân vật này đều được thể hiện qua những hành động cụ thể và đều được đẩy tới mức tột cùng.
Nếu như Trịnh Hâm quyết tìm cách hãm hại Vân Tiên: có âm mưu , có kế hoạch sắp đặt khá kỹ lưỡng , chặt chẽ: VD: chọn thời gian gây tội ác “ đêm khuya- khi mọi người đã ngủ say; chọn không gian giữa khoảng “ trời nước mênh mông, mịt mờ sao bay” thì ông Ngư lại tìm mọi cách để cứu Vân Tiên , ông và gia đình ông nhốn nháo, hối hả lo chạy chữa để cứu Vân Tiên “Hối con vầy lửa một giờ/ Ông hơ bụng dạ , mụ hơ mặt mày. -> Đó là sự đối lập hoàn toàn với những mưu toan thấp hèn, độc ác của Trịnh Hâm.
Trịnh Hâm quyết hãm hại Vân Tiên vì tính đố kỵ, ganh ghét tài năng của Vân Tiên. Ngay cả khi Vân Tiên bị mù, không còn cản trở được con đường tiến thân của hắn , hắn vẫn tìm cáh hãm hại . Sự độc ác đã ngấm vào máu thịt của hắn, trở thành bản chất của hắn. Đối lập với tính ích kỉ, nhỏ nhen đến thành độc ác của Trịnh Hâm là tấm lòng bao dung , nhân ái, hào hiệp của ông Ngư: không những cứu sống Vân Tiên mà ông còn sẵn lòng cưu mang chàng dù gia cảnh nghèo đói, ông cũng không hề tính toán đến ơn nghĩa: “ Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn”
Trịnh Hâm chỉ lo đến công danh cá nhân còn ông Ngư lại mơ ước một cuộc sống tự do ngoài vòng danh lợi.
Câu 2:( 5điểm) Học sinh nêu được các ý cơ bản sau:
Trong truyện ngắn “ Làng” của Kim Lân, một chuỗi tình huống đầy kịch tính được xây dựng. Ông Hai là người rất yêu quí cái làng của mình, làng như là nguồn mạch tình cảm của ông. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra , ông buộc phải cùng vợ con đi tản cư . Khi nghe tin đồn làng ông theo giặc , ông đau đớn, tủi nhục. Tiếp theo là tin ấy được cải chính , làng ông không theo giặc ông sung sướng , tự hào dù chính nhà mình bị đốt.
Nhân vật ông Hai được miêu tả thật sắc nét. Đó là một người nông dân chân thật , thẳng thắn. Một chuỗi tình huống truyện miêu tả diễn biến tâm lí của nhân vật một cách cụ thể và tinh tế: Tự hào về làng quê, nhớ nhung khi phải tản cư……. Tất cả những điều đó thể hiện lòng yêu thương gắn bó tha thiết với làng quê.
Trong truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long tình huống truyện tập trung kể lại cuộc gặp gỡ tình cờ của mấy người khách trên xe với anh thanh niên. Nhân vật chính là anh thanh niên mang nhiều nét đẹp của con người lao động mới: sống, làm việc, cống hiến sức mình cho đất nước một cách vô tư, lặng lẽ. ( HS lấy dẫn chứng.)
-> Tất cả những điều đó đều bắt nguồn từ việc anh tìm thấy ý nghĩa trong công việc thầm lặng của mình và anh cảm thấy sống thật hạnh phúc, thật đẹp.
Câu 3: (10 điểm).
* Yêu cầu về kỹ năng:
- Bố cục: đầy đủ 3
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)