đề thi học sinh giỏi môn văn 9
Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ |
Ngày 17/10/2018 |
17
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
KỲ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn : Ngữ Văn – Lớp 9
Năm học : 2009 - 2010
Thời gian : 150 phút ( không kể phát đề)
--------------------
ĐÁP ÁN
Câu 1: (5 điểm)
Đoạn văn từ câu (5) – (8) trong phần trích trên chứa hai đề tài (1 đ):
Chị Dậu phân trần về việc bán con cho bà Nghị; (2đ)
Chị Dậu van xin vợ chồng Nghị Quế cho thêm tiền bán con (2đ).
Câu 2: (5 điểm)
Trong câu văn trên tác giả dùng từ bầu sữa mà không dùng từ khác cùng nghĩa vì để tránh sự thô tục.
Câu 3: (10 điểm)
* Yêu cầu chung:
- ý kiến của Hoài Thanh.
- Làm rõ được tài sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện Kiều”, lí giải được một số nguyên nhân để Nguyễn Du đạt được trình độ ngôn ngữ thơ ca như vậy.
- Vận dụng kết hợp kiểu bài phân tích và chứng minh văn học, biết lựa chọn, đưa vào và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu, thể hiện cảm thụ văn học.
* Yêu cầu cụ thể:
1. Giải thích ý kiến của Hoài Thanh
a) Giải thích các hình ảnh so sánh:
-“ Hòn ngọc quý” cơ hồ không thể thay đổi thêm bớt ( ngôn ngữ “Truyện Kiều” đẹp đẽ đến mức hoàn thiện.
- “Tiếng đàn lạ gần như không một lần lỡ nhịp ngang cung” ( ngôn ngữ “Truyện Kiều” phong phú, chính xác, sáng tạo, đầy biến hoá.
b) Hoài Thanh đánh giá rất cao về ngôn ngữ “Truyện Kiều”, về tài năng Nguyễn Du qua cách diễn đạt giàu hình ảnh bằng nghệ thuật so sánh( Nguyễn Du là bậc thầy về ngôn ngữ thơ ca.
2. Chứng minh tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du trong “Truyện kiều”
“Truyện Kiều” có nhiều con người, nhiều sự kiện, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng … khác nhau, thậm chí đối lập lẫn nhau, nhưng Nguyễn Du có đầy đủ vốn ngôn ngữ để biểu đạt con người, sự kiện, tâm trạng.
Tả người
Tả cảnh
Tả tâm trạng
Những điểm tinh vi tế nhị của ánh trăng, cảnh chiều, lòng người…trong từng hoàn cảnh, tình huống.
3. Lí giải nguyên nhân thành công của Nguyễn Du
a) Nguyễn Du đã kế thừa, phát huy những khuynh hướng sáng tạo ngôn ngữ khác biệt:
- Tiếp tục kế thừa ngôn ngữ văn học dân gian, đặc biệt là thành ngữ, tục ngữ và ca dao.
- Tiếp nhận ngôn ngữ văn học nước ngoài, từ hệ thống thuật ngữ, khái niệm triết học của: Lão- Trang, Phật, Nho đến nguồn điển cố, thi liệu giàu có, phong phú của văn học Trung Quốc.
- Dù tếp thu từ truyền thống hay từ ngoại lai, Nguyễn Du luôn có tính sáng tạo độc đáo.
b) Tài năng ngôn ngữ của Nguyễn Du qua quá trình học tập trau dồi. Với sự
học hỏi và sáng tạo độc đáo của Nguyễn Du, ngôn ngữ “Truyện Kiều” mang phong cách của một cá tính nghệ thuật, đưa Nguyễn Du lên vị trí bậc thầy trong ngôn ngữ thơ ca cổ điển, để lại cho ngày nay nhiều bài học quý trong vận dụng sáng tạo nghệ thuật nói chung và ngôn ngữ nói riêng.
* Parem điểm:
- Điểm 9-10: Đủ các ý đã đưa ra, hành văn trôi chảy có sáng tạo, mắc 2-3 lỗi diễn đạt.
- Điểm 7- 8 : Đủ các ý đưa ra, hành văn trôi chảy có sáng tạo, mắc 4-5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 5-6 : Đủ 2/3 ý đưa ra, hành văn trôi chảy, có sáng tạo, mắc 4-5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 3-4 : Đủ 1/2 ý đưa ra, hành văn trôi chảy, mắc 4-5 lỗi diễn đạt.
- Điểm 1-2 : Đủ 1/2 ý đưa ra, hành văn lủng củng, mắc nhiều lỗi diễn đạt.
* Lưu ý: Khuyến khích những bài văn có ý sáng tạo, mới mẻ, hành văn tốt.
----------------------------
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)