đề thi học sinh giỏi môn văn 9
Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ |
Ngày 17/10/2018 |
32
Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6
Nội dung tài liệu:
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI NĂM HỌC 2009 - 2010
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút( không kể phát đề)
Câu 1: Nhà văn Đức Hen-rích Hai-nơ có viết đoạn thơ trích trong bài Thư gửi mẹ như sau: (5 điểm)
Con thường sống ngẩng cao đầu, mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.
*
* *
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất
Con thất mình nhỏ bé làm sao!
(Tế Hanh dịch)
a. Nêu nội dung khổ thơ 1 và khổ 2; ở mỗi khổ thơ, nội dung chỉ được nêu trong một câu. Quan hệ của nội dung giữa hai khổ thơ ấy như thế nào? (2đ)
b. Hai khổ khổ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản.(2đ)
c. Trong đoạn thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của của cặp từ đó.(1đ)
Câu 2: Truyện “Người con gái Nam Xương” kết thúc có hậu nhưng vẫn mang đậm màu sắc bi thương. (5đ)
Em hãy làm rõ vấn đề trên bằng một đoạn văn.
Câu 3: Môi trường và cuộc sống trong thế kỉ XXI.(10đ)
Đáp án chấm bài thi
Câu 1: (5 điểm)
a. Khổ 1: con thường sống ngẩng cao đầu và không sợ quyền uy. (0,5đ)
Khổ 2: nhưng trước mẹ dịu dàng, chan chất, bao giờ con cũng bé nhỏ, khiêm nhường.(0,5 điểm)
* Về ý giữa hai khổ đối lập nhau (từ “nhưng”) nhằm làm rõ tính cách và tình cảm của một con người có tài và có đức. (1 điểm)
b. Hai khổ thơ trên nối liền thành một văn bản. Sự liên kết chặt chẽ thể hiên qua:
- Nội dung: người con tâm sự với mẹ: uy quyền không khuất phục được, nhưng tình mẹ dịu dàng đã thuyết phục người con. (1đ)
- Hình thức: Từ liên kết: + Từ nối “nhưng” ( 0,5đ)
+ Từ lặp “mẹ”, “con” ( 0,5đ)
c. Trong đoạn thơ trên có một cặp từ trái nghĩa. Đó là: “Ngẩng - cúi”. (0,5đ)
Tác dụng: Thể hiện cách sống không chịu khất trước uy quyền của nhà thơ. (0,5đ)
Câu 2: (5đ) yêu cầu:
Hình :(1đ) Trình bày nội dung bằng một đoạn văn hoàn chỉnh.
Ngắn gọn, mạch lạc, có cảm xúc.
Nội dung:(4đ) : đảm bảo các ý sau:
*thúc có hậu: (1đ)
Vũ nương không chết mà được Linh Phi cứu sống.(0,5đ)
Có một cuộc sống sung sướng ở chốn thần tiên.(0,5đ)
*Mang đậm màu sắc bi thương:(3đ)
Hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ, “trâm gãy bình rơi”.Nàng và gia đình đã bị chia cắt ra ở hai cõi âm-dương.(0,5đ)
Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi nhưng quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa.(Đây là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ).(1đ)
Trương Sinh suốt đời phải sống trong nỗi ân hận vì bản tính nông nỗi, vũ phu đem đến cái chết oan cho vợ.(1đ)
Bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ.(0,5đ)
Câu 3: (10đ)
* Mở bài: Khẳng định môi trường rất quan trọng và là một phần của cuộc sống (1đ)
* Thân bài: Môi trường và cuộc sống con người có nhiều mối quan hệ với nhau. Môi trường được phân thành: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...( 1đ)
+ Môi trường sống trên thế giới đang thay đổi từng ngày một và có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhân loại. ( dẫn chứng: Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên, nước biển dâng, nhiều siêu bão đổ bộ vào đất liền...).( 1đ)
+ Ở Việt Nam môi trường suy giảm đáng kể, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. ( 1đ) dẫn chứng:
- Rừng : Độ che phủ chưa bảo đảm, đầu nguồn bị tàn phá mạnh. Một số nơi việc trồng
Môn: Ngữ văn
Thời gian: 150 phút( không kể phát đề)
Câu 1: Nhà văn Đức Hen-rích Hai-nơ có viết đoạn thơ trích trong bài Thư gửi mẹ như sau: (5 điểm)
Con thường sống ngẩng cao đầu, mẹ ạ
Tính tình con hơi ngang bướng, kiêu kì
Nếu có vị chúa nào nhìn con vào mắt
Con chẳng bao giờ cúi mặt trước uy nghi.
*
* *
Nhưng mẹ ơi, con xin thú thật
Trái tim con dù kiêu hãnh thế nào
Đứng trước mẹ dịu dàng, chân chất
Con thất mình nhỏ bé làm sao!
(Tế Hanh dịch)
a. Nêu nội dung khổ thơ 1 và khổ 2; ở mỗi khổ thơ, nội dung chỉ được nêu trong một câu. Quan hệ của nội dung giữa hai khổ thơ ấy như thế nào? (2đ)
b. Hai khổ khổ trên nối liền nhau thành một văn bản. Hãy phân tích sự liên kết chặt chẽ của văn bản.(2đ)
c. Trong đoạn thơ trên có mấy cặp từ trái nghĩa? Hãy chỉ ra và nêu tác dụng của của cặp từ đó.(1đ)
Câu 2: Truyện “Người con gái Nam Xương” kết thúc có hậu nhưng vẫn mang đậm màu sắc bi thương. (5đ)
Em hãy làm rõ vấn đề trên bằng một đoạn văn.
Câu 3: Môi trường và cuộc sống trong thế kỉ XXI.(10đ)
Đáp án chấm bài thi
Câu 1: (5 điểm)
a. Khổ 1: con thường sống ngẩng cao đầu và không sợ quyền uy. (0,5đ)
Khổ 2: nhưng trước mẹ dịu dàng, chan chất, bao giờ con cũng bé nhỏ, khiêm nhường.(0,5 điểm)
* Về ý giữa hai khổ đối lập nhau (từ “nhưng”) nhằm làm rõ tính cách và tình cảm của một con người có tài và có đức. (1 điểm)
b. Hai khổ thơ trên nối liền thành một văn bản. Sự liên kết chặt chẽ thể hiên qua:
- Nội dung: người con tâm sự với mẹ: uy quyền không khuất phục được, nhưng tình mẹ dịu dàng đã thuyết phục người con. (1đ)
- Hình thức: Từ liên kết: + Từ nối “nhưng” ( 0,5đ)
+ Từ lặp “mẹ”, “con” ( 0,5đ)
c. Trong đoạn thơ trên có một cặp từ trái nghĩa. Đó là: “Ngẩng - cúi”. (0,5đ)
Tác dụng: Thể hiện cách sống không chịu khất trước uy quyền của nhà thơ. (0,5đ)
Câu 2: (5đ) yêu cầu:
Hình :(1đ) Trình bày nội dung bằng một đoạn văn hoàn chỉnh.
Ngắn gọn, mạch lạc, có cảm xúc.
Nội dung:(4đ) : đảm bảo các ý sau:
*thúc có hậu: (1đ)
Vũ nương không chết mà được Linh Phi cứu sống.(0,5đ)
Có một cuộc sống sung sướng ở chốn thần tiên.(0,5đ)
*Mang đậm màu sắc bi thương:(3đ)
Hạnh phúc của nàng ở trần thế bị tan vỡ, “trâm gãy bình rơi”.Nàng và gia đình đã bị chia cắt ra ở hai cõi âm-dương.(0,5đ)
Nàng tuy được hầu hạ Linh Phi nhưng quyền làm mẹ, làm vợ của nàng vĩnh viễn không còn nữa.(Đây là nỗi đau lớn nhất của người phụ nữ).(1đ)
Trương Sinh suốt đời phải sống trong nỗi ân hận vì bản tính nông nỗi, vũ phu đem đến cái chết oan cho vợ.(1đ)
Bé Đản mãi mãi mồ côi mẹ.(0,5đ)
Câu 3: (10đ)
* Mở bài: Khẳng định môi trường rất quan trọng và là một phần của cuộc sống (1đ)
* Thân bài: Môi trường và cuộc sống con người có nhiều mối quan hệ với nhau. Môi trường được phân thành: Môi trường tự nhiên, môi trường xã hội...( 1đ)
+ Môi trường sống trên thế giới đang thay đổi từng ngày một và có nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhân loại. ( dẫn chứng: Biến đổi khí hậu, Trái đất nóng lên, nước biển dâng, nhiều siêu bão đổ bộ vào đất liền...).( 1đ)
+ Ở Việt Nam môi trường suy giảm đáng kể, sự phát triển kinh tế chưa đảm bảo cân bằng với việc bảo vệ môi trường. ( 1đ) dẫn chứng:
- Rừng : Độ che phủ chưa bảo đảm, đầu nguồn bị tàn phá mạnh. Một số nơi việc trồng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)