đề thi học sinh giỏi môn văn 9

Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ | Ngày 17/10/2018 | 18

Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐỨC CƠ
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC : 2009- 2010
MÔN: NGỮ VĂN
Thời gian : 150 phút ( Không kể thời gian phát đề)

Đề bài

Câu 1: (6đ) Trong đoạn trích Kiều ở Lầu Ngưng Bích (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du) tâm trạng nhớ thương của Thúy Kiều được thể hiện như thế nào qua ngôn ngữ độc thoại nội tâm?
Câu 2: (4đ) Vận dụng kiến thức đã học về từ láy để phân tích cái hay của việc dùng từ trong những câu thơ sau:
Nao nao dòng nước uốn quanh
Nhịp cầu nho nhỏ cuối ghềnh bắc ngang.
( Nguyễn Du, Truyện Kiều )
Câu 3 :(10đ) Có ý kiến cho rằng: “ Nhân vật Lục Vân Tiên trong truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu là một hình tượng nhân vật được người đọc yêu mến, cảm phục. Em hãy cho biết ý kiến của mình./.
........................................................Hết........................................................................


Chư Ty, ngày 13/10/2009
Giáo viên ra đề

Lê Thị Vân














PHÒNG GD & ĐT ĐỨC CƠ
TRƯỜNG PTDT NỘI TRÚ

ĐÁP ÁN
ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN – NĂM HỌC : 2009- 2010
MÔN : NGỮ VĂN

Câu 1: (6đ)
I.Yêu cầu:
1. Yêu cầu về hình thức: Biết cách phân tích để làm nổi bật tâm trạng của Thúy Kiều qua ngôn ngữ đối thoại, độc thoại ở trong đoạn trích
2. Yêu cầu về nội dung: Học sinh thể hiện được các ý sau:
* Tâm trạng nhớ thương Kim Trọng của Thúy Kiều
- Nàng đau đớn thương nhớ Kim Trọng qua bốn câu thơ độc thoại nội tâm. (1đ)
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng
Tin sương luống những rày trông mai chờ
Bên trời góc bể bơ vơ
Tấm son gột rửa bao giờ cho phai.
-Nhớ người tình là nhớ đến tình yêu đôi lứa. Nỗi nhớ nhung da diết, mãnh liệt. Kiều hình dung Kim Trọng đang mòn mỏi trong nỗi mong chờ tuyệt vọng.(1,5đ)
-Sự tiếc nuối mỗi tình đẹp đẽ, trong sáng và nàng ý thức tấm lòng thủy chung son sắt của mình. (1đ)
* Tâm trạng nhớ thương cha mẹ của Thúy Kiều
-Bốn câu tiếp theo là nỗi nhớ thương cha mẹ với tấm lòng xót thương vô hạn. Nàng day dứt khôn nguôi về nỗi nhớ không được sớm hôm phụng dưỡng cha mẹ. (1,5đ)
-Sử dụng thành ngữ, điển cố thể hiện tâm trạng nhớ thương. (1đ)
Câu 2: (4đ) Học sinh thể hiện được các ý sau:
-Sử dụng các từ láy “nao nao”, “ nho nhỏ”. (1đ)
-Các từ láy vừa gợi tả được cảnh sắc mùa xuân thanh tao, trong trẻo , êm dịu.(1,5đ)
- Thể hiện tâm trạng con người , gợi cảm giác bâng khuâng, xao xuyến về một ngày vui xuân đang còn mà linh cảm về điều sắp xảy ra đã xuất hiện.(1,5đ)
Câu 3: (10đ)
*Yêu cầu về hình thức: Bài viết trình bày rõ ràng, sạch đẹp, bố cục ba phần rõ ràng.
*Yêu cầu về nội dung: Học sinh thể hiện được các nội dung sau:
a. Mở bài: Giới thiệu truyện Lục Vân Tiên, nhân vật Lục Vân tiên, một người anh hùng , lí tưởng tuyệt vời được người đọc yêu mến cảm, phục.(1đ)
b. Thân bài:
- Nêu được hoàn cảnh xuất thân của nhân vật Lục Vân Tiên. (1đ)
- Trên đường lên kinh đô dự thi đánh tan bọn cướp Phong Lai cứu Kiều Nguyệt Nga.(1đ)
- Trải qua bao sóng gió, chàng đã đạt được hạnh phúc tuyệt vời: thi đỗ trạng nguyên, xe duyên cùng với Nguyệt Nga.(1đ)
- Nhân vật Lục Vân Tiên là mẫu người lí tưởng: Trong gia đình chàng là người con có hiếu, ngoài đời là người luôn làm việc thiện, sống hết lòng vì người khác.(1,5đ)
- Tai họa dồn dập tưởng chừng không thể chịu nổi vậy mà chàng không để mất niềm tin, vượt qua số mệnh, có nghị lực để sống.(1đ)
- Vân Tiên, một người sống trung thực, giàu nghĩa khí , mang nhiều phẩm chất đáng quý, đáng kính trọng đã được sáng mắt nhờ thuốc tiên. (1đ)
- Thông qua hình tượng nhân vật chính Vân tiên, người đọc càng thêm yêu quý, mến phục nhà thơ mù nhưng lại có một khí phách phi thường, một lòng vì dân vì nước mãi mãi sáng ngời như viên ngọc quý. (1,5đ)
c
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)