đề thi học sinh giỏi môn văn 9

Chia sẻ bởi Hồ Bá Lệ | Ngày 17/10/2018 | 27

Chia sẻ tài liệu: đề thi học sinh giỏi môn văn 9 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT ĐỨC CƠ KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC: 2009 – 2010.
Môn: Ngữ văn 9
Thời gian: 150 phút ( Không kể thời gian phát đề )


Câu 1: ( 5 điểm )
“ Không có kính rồi xe không có đèn”
……..
a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh khổ thơ ?
b. Cho biết đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào ? Của tác giả nào ?
c. Từ “ trái tim” trong câu thơ cuối cùng của khổ thơ vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào ?
Câu 2: ( 5 điểm )
Nhớ lại bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy và cho biết:
a. Tại sao trong suốt bài thơ tác giả đều dùng từ “ vầng trăng”, đến cuối bài lại là “ ánh trăng” ?
b. Hình ảnh “ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình” giúp ta hiểu thêm gì về nhân vật trữ tình trong bài thơ ?
c. Trong cuộc đời, khi nào con người nên có những lúc “giật mình” như thế ?
Câu 3: ( 10 điểm )
Từ việc cảm thụ câu thơ sau trong bài “ Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” của Nguyễn Duy:
“ Ta đi trọn kiếp con người
Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.”
Em hãy phát biểu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử trong xã hội hiện đại ngày nay ?

















( Đề thi này gồm một trang. )
ĐÁP ÁN, BIỂU ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM
ĐỀ THI MÔN NGỮ VĂN 9

Câu 1: ( 3 điểm )
a.Yêu câu chép chính xác ba câu còn lại của khổ thơ. ( 0,75 điểm )
b. Trả lời chính xác
- Tên bài thơ – “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”. ( 0,5 điểm )
- Tác giả: Phạm Tiến Duật. ( 0,5 điểm )
c. Từ “ trái tim” trong câu thơ cuối cùng có thể hiểu:
- Chỉ người lính lái xe. ( 0,5 điểm )
- Chỉ sự nhiệt tình cứu nước, lòng yêu nước nồng nàn, quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước. ( 0,75 điểm )
Câu 2: ( 7 điểm )
a.
- “ vầng trăng” là hình ảnh được nhân hoá, trở thành bạn đồng hành của nhân vật trữ tình trong nhiều hoàn cảnh cuộc sống. ( 1,0 điểm )
- “ ánh trăng” là hình ảnh được ẩn dụ, mang ý nghĩa biểu trưng sâu xa cho nhiều vấn đề mang tính triết lí, trong đó quan trọng là sự soi chiếu, ám ảnh…( 1,0 điểm )
b. Hình ảnh “ ánh trăng im phăng phắc/ đủ cho ta giật mình.”
- Nhân vật trữ tình là con người có chiều sâu nội tâm với những cảm nhận tinh tế, sâu xa. ( 1,0 điểm )
- Nhân vật trữ tình luôn có sự nhìn nhận, soi chiếu lại mình. ( 1,0 điểm )
- Nhân vật trữ tình sống ân tình, ân nghĩa, trải qua nhiều biến động cuộc đời, dẫu có lúc lãng quên song không hề thay đổi bản chất. ( 1,0 điểm )
c.
- Con người nên có những lúc “ giật mình” trước khi, trong khi và cả sau khi làm một việc gì đó, nhất là với những vấn đề có phạm vi ảnh hưởng sâu rộng. ( 1,5 điểm )
- Con người phải luôn có những lúc “ giật mình” như thế trước mọi biến động của xã hội và của chính bản thân để điều chỉnh v à hoàn thiện mình hơn. ( 1,5 điểm )
Câu 3: ( 10 điểm )
1. Yêu cầu chung:
- Kiểu bài: Nghị luận xã hội.
- Nội dung: Nghị luận về tình cảm thương yêu vô bờ bến mà mẹ dành cho con.
- Kĩ năng: Học sinh có kĩ năng làm văn nghị luận xã hội – vận dụng kiến thức đã học về văn nghị luận xã hội, các phép lập luận đã học để làm bài.
- Hình thức: Hành văn trôi chảy, mạch lạc, có tính liên kết, bố cục hợp lí; bài viết có cảm xúc, biết liên hệ bản thân…
2. Gợi ý làm bài:
a. Cảm thụ hai câu thơ:
Đây là hai câu thơ có tính hàm súc và sâu lắng trong một bài thơ xúc động viết về mẹ. Vẻ đẹp của hai câu thơ thể hiện ở hai phương diện:
- Tính trữ tình: Thể hiện ở cảm xúc vừa lắng đọng, vừa thiêng liêng.
- Tính triết lí: “ mấy lời mẹ ru” biểu tượng cho tình
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Bá Lệ
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)