đề thi hoc sinh gioi mon sinh

Chia sẻ bởi Trần Thị Huyền | Ngày 26/04/2019 | 72

Chia sẻ tài liệu: đề thi hoc sinh gioi mon sinh thuộc Sinh học 12

Nội dung tài liệu:

Câu 5. (1,5 điểm)
Công thức của địnhluật Hacđi – Vanbec áp dụng cho quần thể ngẫu phối ở trạng thái cân bằng đối với một locut trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen là: p2(AA) + 2pq(Aa)+q2(aa) =1 (Trong đó p và q là tần số tương ứng của mỗi alen)
Công thức này sẽ được viết thế nào trong trường hợp locut gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X ở vùng không tương đồng với nhiễm sắc thể giới tính Y(xét ở loài giới đực dị giao tử XY, tỉ lệ đực:cái = 1:1).
Đối với 1 locut trên NST X có 2 alen sẽ có 5 kiểu gen :
XAXA; XAXa; XaXa; XAY; XaY.
Các cá thể cái có 2 alen trên NST X vì vậy khi chỉ xét trong phạm vi giới cái tần số các kiểu gen XAXA;XAXa;XaXa được tính giống như trường hợp các len trên NST thường, có nghĩa là tần số các kiểu gen ở trạng thái cân bằng Hacdi – Van bec là:
p2(XAXA) + 2pq(XAXa)+q2(XaXa) =1
Các cá thể đực chỉ có 1 alen trên X nên tần các kiểu gen ở giới đực:p(XAY)+ q(XaY) =1 . Khi xét chỉ xét riêng trong phạm vi giới đực.
Vì tỉ lệ đực:cái= 1:1 nên tỉ lệ các kiểu gen trên ở mỗi giới giảm đi một nửa khi xét trong phạm vi toàn bộ quần thể vậy ở trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec, công thức tính các kiểu gen lien quan đến locut gen trên NST X (vùng không tương đồng) gồm 2 alen là:
0,5p2(XAXA) + pq(XAXa)+0,5q2(XaXa) +0,5p(XAY)+ 0,5q(XaY) =1
Câu 3.
a. Với ADN có cấu trúc 2 mạch, dạng đột biến điểm nào làm thay đổi tỉ lệ ?
b. Trong cơ chế tự nhân đôi của ADN, đoạn mồi được tổng hợp nhờ loại enzim nào? Giải thích tại sao cần tổng hợp đoạn mồi?
Dạng đột biến điểm làm thay đổi tỉ lệ :
Không có dạng nào...............................................................................................................

* Enzim tổng hợp đoạn mồi: ARN pôlimeraza.................................................................
* Vai trò đoạn mồi:
- Enzim ADN pôlimeraza chỉ có thể bổ sung nuclêôtit vào nhóm 3’ –OH, ngay lúc đầu không có nhóm 3’-OH tự do ............................................................................................
- Cần tổng hợp đoạn mồi để tạo nhóm 3’- OH tự do.........................................................

CÂU 4: ( 1,0 điểm)
Một loài có bộ nhiễm sắc thể 2n=24
a. Tính số lượng nhiễm sắc thể có thể có trong các thể tứ bội, thể ba nhiễm, thể không nhiễm kép của loài trên.
b. Trình bày cơ chế phát sinh của thể ba nhiễm.
CÂU 4: ( 1,0 điểm)
a. (đúng 3 ý: 0, 5 điểm ; đúng 2 ý: 0, 25 điểm; đúng 1 ý: 0 điểm)
Thể tứ bội 4n = 48
Thể ba nhiễm: 2n + 1 = 25
Thể không nhiễm kép: 2n – 2 -2 = 20
b. Trình bày cơ chế phát sinh của thể ba nhiễm (mỗi dấu - 0,25 điểm)
- Trong giảm phân 1 cặp nhiễm sắc thể không phân ly tạo giao tử n + 1 và giao tử n-1
- Trong thụ tinh giao tử n + 1 kết hợp với giao tử n tạo thành hợp tử 2n + 1
CÂU 7: ( 2,5 điểm)
Nêu đặc điểm chung, đặc điểm riêng của hai kiểu gen AaBb và (chỉ xét trường hợp liên kết không hoàn toàn). Cho biết các gen nêu trên nằm trên nhiễm sắc thể thường, mỗi gen quy định một tính trạng và di truyền trội hoàn toàn.
CÂU 7: ( 2,5 điểm)
- Đặc điểm chung: (Mỗi dấu + 0.125 điểm)
+ Đều gồm 2 cặp gen alen nằm trên nhiễm sắc thể thường.
+ Mỗi cặp gen alen quy định một tính trạng và đều chịu sự chi phối của quy luật trội lặn hoàn toàn.
+ Mỗi cặp gen alen đều ở trạng thái dị hợp tử (Aa và Bb)
+ Khi giảm phân đều tạo tối đa 4 loại giao tử, khi thụ tinh đều tạo tối đa 16 kiểu tổ hợp giao tử với 4 kiểu hình.
- Đặc điểm riêng: (Mỗi dấu + 0.25 điểm)
* Ở kiểu gen AaBb:
+ 2 cặp gen Aa và Bb nằm trên 2 cặp nhiễm sắc thể đồng dạng khác nhau, phân ly độc lập và tổ hợp tự do với nhau trong giảm phân tạo ra 4 loại giao tử với tỷ lệ bằng nhau (AB = Ab = aB = ab)
+ Sự di truyền đồng thời của 2 tính trạng do 2 cặp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Thị Huyền
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)