De thi hoc sinh gioi lop 5

Chia sẻ bởi Đặng Thị Quý | Ngày 10/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: de thi hoc sinh gioi lop 5 thuộc Tập đọc 5

Nội dung tài liệu:

Phòng giáo dục thanh ba
đề thi ôlimpic môn tiếng việt lớp 5
Năm học 2005 – 2006.
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2006.
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1. Viết thêm các từ ngữ còn thiếu để vế câu “ lá rụng nhiều ” trở thành:
Một câu có trạng ngữ chỉ thời gian.
Một câu có trạng ngữ chỉ địa điểm.
Một câu ghép có quan hệ nguyên nhân - kết quả.
Một câu ghép có quan hệ giả thiết ( điều kiện ) - kết quả.

Câu 2. Phân biệt sự khác nhau về nghĩa giữa các từ:
“ xấu xí ” và “ xấu xa ”
“ nho nhỏ ” và “ nhỏ nhen ”

Câu 3. “ Suốt đêm, mưa to, gió lớn. Sáng ra, ở tổ chim chót vót trên cây cao, con
chim lớn giũ giũ lông cánh cho khô rồi khẽ nhích ra ngoài. Tia nắng ấm vừa vặn rơi xuống đúng chỗ con chim non đang ngái ngủ, lông cánh vẫn khô nguyên.”
Chuyện gì đã xảy ra với hai con chim trong đêm qua ? Em hãy tưởng tượng và kể lại.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


Phòng giáo dục thanh ba
đề thi ôlimpic môn khoa học lớp 5
Năm học 2005 – 2006.
Ngày thi: 23 tháng 3 năm 2006.
Thời gian làm bài: 90 phút ( không kể thời gian giao đề )

Câu 1. Kể tên các loại năng lượng mà em đã được học. Người ta dùng những loại
năng lượng đó để làm gì ?

Câu 2. Người ta dùng kền ( ni - ken ) mạ lên bề mặt các vật bằng sắt, thép để làm gì ? Tại sao người ta lại làm như vậy ?

Câu 3. ở thực vật có hoa, hiện tượng nào được gọi là sự thụ phấn ? Hãy trình bày quá trình tạo thành hạt của chúng.


Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.






Họ và tên thí sinh: ……………………………………………………………………….
Số báo danh : …………………………………..


Số phách ( do Chủ tịch Hội đồng chấm thi ghi )




Số phách ( do Chủ tịch Hội đồng chấm thi ghi )


Điểm bài thi: Chữ kí của 2 giám khảo:

Chú ý: Từ phần này trở lên, thí sinh chỉ viết tên và số báo danh, ngoài ra không được viết gì khác.
Phần trắc nghiệm môn Tiếng Việt Lớp 5

Hãy điền chữ Đ hoặc chữ S vào ( nếu câu đúng điền chữ Đ, nếu câu sai điền chữ S ).

1. Dùng từ thức tỉnh trong câu “ Chuông đồng hồ kêu làm tôi thức tỉnh” là
không chính xác.

2. Các từ : đã, đang, sẽ, sắp, muốn, định thường bổ sung ý nghĩa cho động từ
và thường đứng trước động từ.

3. Nghĩa của “ hành” trong các từ hành quân, hành khách, học hành đều có
nghĩa là đi.

4. C
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đặng Thị Quý
Dung lượng: 64,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)