ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI
Chia sẻ bởi Bùi Ngọc Họa Mi |
Ngày 26/04/2019 |
70
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI thuộc Ngữ văn 10
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG THÁP
Trường THPT Thành phố Cao Lãnh
***** ((*****
KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Năm học 2010 – 2011
Môn : Ngữ văn
Ngày thi : 06/9/2010
Thời gian làm bài : 180 phút.
( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 8 điểm)
Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.
Câu 2: ( 12 điểm)
“ … Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng, tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu”.
( Xuân Diệu)
Qua bài thơ Vội vàng, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
Cần có các ý sau:
1. Giải thích:
+ Quan niệm về “ kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
không phải là “ giẫm lên vai kẻ khác” : sức mạnh của con người không chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.
mà là “ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa câu nói: “ Kẻ mạnh”, theo Nam Cao là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…Đó là người có nhân cách đáng quý, đáng được trân trọng.
2. Bàn luận về những biểu hiện của “ kẻ mạnh” trong cuộc sống:
+ Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh ( d/c)
+ Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinh thần… ( d/c)
+ Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp chống cái ác… (d/c)
+ Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…( d/c)
3. Bình luận:
+ Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.
+ Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.
+ Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của mình.
4. Bài học:
+ Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.
+ Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng.
Câu 2:
Cần có các ý sau:
1. Giải thích:
- Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Với Xuân Diệu, thơ trở thành phương tiện để giãi bày, bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất: “ Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng…” ; và ở đó cũng thể hiện dấu ấn riêng về nghệ thuật của một hồn thơ qua: “ tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu”.
2. Phân tích để chứng minh:
a. “ Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng” – Vội vàng thể hiện tiếng lòng thiết tha của Xuân Diệu:
- Niềm khát khao giao cảm với đời, ước muốn vĩnh cửu hóa thiên nhiên, sự sống.( Tôi muốn…)
- Ý thức về sự hữu hạn của cá nhân: dự cảm âu lo về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ cũng là cách bộc lộ lòng yêu cuộc sống thiết tha.( Lòng tôi rộng…)
- Quan niệm sống vội vàng, cuống
Trường THPT Thành phố Cao Lãnh
***** ((*****
KÌ THI HỌC SINH GIỎI VÒNG TRƯỜNG
Năm học 2010 – 2011
Môn : Ngữ văn
Ngày thi : 06/9/2010
Thời gian làm bài : 180 phút.
( Không kể thời gian phát đề )
Câu 1: ( 8 điểm)
Trong truyện ngắn Đời thừa, nhà văn Nam Cao viết:
“ Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỉ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”
Hãy trình bày suy nghĩ của anh/ chị về quan niệm trên.
Câu 2: ( 12 điểm)
“ … Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng, tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu”.
( Xuân Diệu)
Qua bài thơ Vội vàng, anh/ chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
HẾT-
HƯỚNG DẪN CHẤM
Câu 1:
Cần có các ý sau:
1. Giải thích:
+ Quan niệm về “ kẻ mạnh”; được diễn đạt qua cách nói hình ảnh :
không phải là “ giẫm lên vai kẻ khác” : sức mạnh của con người không chỉ đo bằng sức mạnh cơ bắp, ỷ vào sức mạnh cơ bắp mà lấn ép, chà đạp người khác.
mà là “ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình”: Sức mạnh con người được đo bằng chính tình yêu thương, bằng hành động cao đẹp của lòng vị tha.
+ Ý nghĩa câu nói: “ Kẻ mạnh”, theo Nam Cao là người biết giúp đỡ người khác, nâng đỡ người khác vươn lên, luôn sống vì người khác…Đó là người có nhân cách đáng quý, đáng được trân trọng.
2. Bàn luận về những biểu hiện của “ kẻ mạnh” trong cuộc sống:
+ Trong quan hệ gia đình: yêu thương, trách nhiệm, hy sinh ( d/c)
+ Trong quan hệ bạn bè: giúp đỡ cùng tiến bộ, chia sẻ khó khăn, điểm tựa tinh thần… ( d/c)
+ Trong quan hệ xã hội: bênh vực kẻ yếu, giúp đỡ người hoạn nạn, hành động nghĩa hiệp chống cái ác… (d/c)
+ Với bản thân: dám đương đầu với khó khăn, thử thách, vượt lên nghịch cảnh…( d/c)
3. Bình luận:
+ Câu nói chứa đựng một quan niệm đúng đắn và sâu sắc về nhân cách, về lẽ sống; đặt ra vấn đề trách nhiệm của mỗi người đối với đồng loại, với cuộc sống.
+ Đặt trong bối cảnh cuộc sống ngày nay, câu nói trên càng có ý nghĩa – khi mà nạn bạo hành trong gia đình, nạn bạo lực trong học đường, nạn côn đồ hoành hành … đang là những vấn đề bức xúc của xã hội.
+ Phê phán lối sống ích kỉ, giẫm đạp lên cuộc sống người khác để thỏa mãn lòng ích kỉ, hiếu thắng của mình.
4. Bài học:
+ Biết yêu thương, giúp đỡ, cảm thông mọi người xung quanh; định hướng cho mình một quan niệm sống tốt đẹp.
+ Có ý thức rèn luyện ý chí, nghị lực, sức mạnh… để bản thân có thể vượt qua những khó khăn thử thách trong cuộc sống.Từ đó, có thể hoàn thiện nhân cách, có khả năng giúp đỡ người khác, sẽ được mọi người yêu mến và tôn trọng.
Câu 2:
Cần có các ý sau:
1. Giải thích:
- Văn học không chỉ là tấm gương phản chiếu cuộc sống mà còn là sản phẩm tâm hồn của người nghệ sĩ.
- Với Xuân Diệu, thơ trở thành phương tiện để giãi bày, bộc lộ những cảm xúc chân thật nhất: “ Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng…” ; và ở đó cũng thể hiện dấu ấn riêng về nghệ thuật của một hồn thơ qua: “ tôi đã ghi nhịp máu trong nhịp thơ, đã gói ghém hơi thở của tôi trong ít nhiều âm điệu”.
2. Phân tích để chứng minh:
a. “ Tôi để lòng tôi trong những câu, những tiếng” – Vội vàng thể hiện tiếng lòng thiết tha của Xuân Diệu:
- Niềm khát khao giao cảm với đời, ước muốn vĩnh cửu hóa thiên nhiên, sự sống.( Tôi muốn…)
- Ý thức về sự hữu hạn của cá nhân: dự cảm âu lo về thời gian và sự ngắn ngủi của tuổi trẻ cũng là cách bộc lộ lòng yêu cuộc sống thiết tha.( Lòng tôi rộng…)
- Quan niệm sống vội vàng, cuống
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Bùi Ngọc Họa Mi
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)