đê thi học sinh gioi

Chia sẻ bởi Hồ Thị Thanh Loan | Ngày 17/10/2018 | 28

Chia sẻ tài liệu: đê thi học sinh gioi thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG PTDTNT ĐAK ĐOA

ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Năm học 2010 -2011
Môn: Ngữ văn lớp 7
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian giao đề)


Câu 1: (1,5 điểm)
So sánh nghệ thuật miêu tả “tiếng suối” trong những câu thơ sau:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai”
( Bài ca Côn Sơn - Nguyễn Trãi)
“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”
( Cảnh khuya - Hồ Chí Minh)

Câu 2: ( 1,5 điểm)
Xét câu tục ngữ Một nghề cho chín còn hơn chín nghề
Trong câu tục ngữ có những từ đồng âm nào?
Nghĩa của mỗi từ đồng âm đó là gì?
Lời khuyên nào thể hiện trong câu tục ngữ
Câu 3: (7 điểm)
Một số bạn của em có phần lơ là trong học tập. Em hãy viết một bài văn để thuyết phục bạn ấy tin vào câu châm ngôn: nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.


..........Hết...............






















BIỂU ĐIỂM VÀ CÁCH CHẤM THI HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG
Môn: Ngữ văn lớp 7

Câu 1: ( 1,5 điểm)
So sánh:
a. Điểm giống nhau: vẻ đẹp của non sông Việt Nam. Hai thi phẩm, hai tâm hồn thi sĩ có nét tương đồng: giao cảm, hòa nhập với thiên nhiên. Nguyễn Trãi và Hồ Chí Minh lắng nghe và miêu tả tiếng suối như tiếng nhạc, lời ca. Đồng thời hai tác giả sử dụng biện pháp so sánh để miêu tả tiếng suối như một giai điệu du dương trầm bổng tuyệt vời. Tiếng suối không chỉ là lời thơ mà còn là lời âm nhạc. (0,5 điểm)
b. Điểm khác nhau:
Nguyễn Trãi nghe tiếng suối ở Côn Sơn (một thanh âm tự nhiên) gợi nhớ tiếng đàn cầm. Nguyễn Trãi là một ẩn sĩ. (0,25 điểm)
Bác Hồ nghe tiếng suối ở chiến khu (căn cứ địa kháng chiến chống Pháp ở Việt Bắc), nghĩ đến những con người đang chiến đấu cho Tổ quốc. Bác không phải là một ẩn sĩ.(0,25 điểm)
Sự khác nhau trong miêu tả cảnh thiên nhiên còn được quy định bởi đặc trưng thi pháp. Thơ ca trung đại dùng bút pháp ước lệ, tượng trưng. Thiên nhiên là hình tượng trung tâm của cuộc sống. Thơ Bác vẫn mang vẻ đẹp cổ điển nhưng con người mới là hình tượng trung tâm của bức tranh thiên nhiên. (0,5 điểm)
Câu 2: ( 1,5 điểm)
Những từ đồng âm trong câu tục ngữ: chín (0,5 điểm)
Chín (1): giỏi, thành thạo; chín (2): số từ (0,5 điểm)
3. Lời khuyên trong câu tục ngữ: giỏi một nghề hơn là biết nhiều nghề mà không giỏi. Lời khuyên chuyên tâm với nghề.(0,5 điểm)
Câu 2: ( 7 điểm)
Yêu cầu chung:
1. Hình thức:
- Kiểu bài giải thích. Ngoài ra, trong bài viết còn dùng dẫn chứng xác thực, tiêu biểu để làm sáng tỏ vấn đề.
- Hành văn trôi chảy, không sai một số lỗi: ngữ pháp, chính tả. Chữ viết sạch, đẹp
- Bố cục rõ ràng, đầy đủ 3 phần.
2. Nội dung: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì.
Yêu cầu cụ thể:
1. Mở bài: (1,5 điểm)
Việc học hành có tầm quan trọng rất lớn đối với cuộc đời của mỗi con người.
Người xưa từng nhắc nhở: Nếu còn nhỏ mà không chịu học hành thì lớn lên sẽ chẳng làm được việc gì có ích.
2. Thân bài: (4 điểm)
a. Giải thích thế nào là học
Học là tiếp thu những tri thức vốn có của nhân loại qua hoạt động học tập của nhà trường và ngoài xã hội.
Mục đích của việc học là để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết nhằm phục vụ công việc đạt hiệu quả cao hơn.
b. Giải thích tại sao nếu còn trẻ mà không chịu học thì khi lớn lên chẳng làm được việc gì có ích, không học hành đến nơi đến chốn thì sẽ không đủ kiến thức để bước vào đời.
Trình độ học vấn thấp dẫn đến trình độ suy nghĩ, tiếp thu kém do đó không học thì
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Hồ Thị Thanh Loan
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)