ĐỀ THI HỌC SI H GIỎI MÔN SINH 11 NĂM 2013 - 2014

Chia sẻ bởi Nguyễn Cảnh Hiếu | Ngày 26/04/2019 | 67

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC SI H GIỎI MÔN SINH 11 NĂM 2013 - 2014 thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THPT TÂN KỲ

KÌ THI CHỌN HSG TRƯỜNG NĂM HỌC 2013- 2014 MÔN THI: SINH HỌC - LỚP 11
THỜI GIAN : 150 PHÚT


Câu 1 (2,0 điểm)
a. Dựa trên đặc điểm cấu tạo và hoạt động trao đổi nước ở tế bào và cơ thể thực vật, hãy giải thích hiện tượng sau: khi cùng bị mất nước đột ngột (ví dụ vào buổi trưa nắng to, nhiệt độ cao, có gió khô và mạnh …) cây non bị héo rũ còn cây già chỉ biểu hiện héo ở những lá non?
b. Quá trình trao đổi nước ở thực vật CAM có đặc điểm gì độc đáo? Đặc điểm này dẫn tới sự khác nhau về nhu cầu nước ở thực vật CAM và các nhóm thực vật khác như thế nào?
Câu

Nội dung
Điểm

Câu 1 (2,0 điểm)

a
- Khi bị mất nước, các tế bào thực vật có hiện tượng co nguyên sinh. Nếu bị mất nước đột ngột, không bào và màng sinh chất co nhanh, có thể kéo thành tế bào cùng bị co vào làm tế bào giảm thể tích ( bộ phận cơ thể hoặc cả cơ thể bị giảm thể tích ( xuất hiện hiện tượng héo.
- Ở cây non hoặc bộ phận cơ thể còn non, thành xellulozơ còn mỏng, yếu nên dễ bị kéo vào cùng màng sinh chất ( dễ biểu hiện héo. Ở các tế bào già, thành xelluozơ dày, cứng ( khó bị kéo vào hơn ( tế bào vẫn giữ được nguyên thể tích ( không biểu hiện héo.
0,5



0,5



b
- Điểm độc đáo : Thực vật CAM thường sống ở vùng sa mạc hoặc bán sa mạc trong điều kiện thiếu nguồn nước. Ở nhóm thực vật này, hiện tượng đóng khí khổng vào ban ngày có tác dụng tiết kiệm nước dẫn tới quá trình cố định CO2 chuyển vào ban đêm.
- Sự khác nhau về nhu cầu nước ở các nhóm thực vật : C3 là cao, C4 bằng 1/2 C3, CAM thấp hơn C4.
0,5


0,5

Câu 2 (1,0 điểm)
Trong quá trình sống của thực vật, hãy giải thích các hiện tượng:
- Khi thiếu N, Mg và Fe thì lá cây bị vàng.
- Sau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây lạc biến thành màu vàng.
Câu

Nội dung
Điểm

Câu 2 (1,0 điểm)


- Khi thiếu N, Mg và Fe thì lá cây bị vàng vì: N, Mg là thành phần cấu tạo nên clorophyl, Fe hoạt hóa enzim tổng hợp clorophyl.
- Sau một thời gian dài mưa nhiều người ta thấy các lá già ở cây lạc biến thành màu vàng, đây là triệu chứng thiếu nitrogen (sự hóa vàng của lá già) vì:
+ Ở rễ cây lạc có vi khuẩn Rhizobium sống cộng sinh tạo nốt sần, có khả năng cố định N2. Vi khuẩn này sinh trưởng, phát triển trong điều kiện hiếu khí. Mưa nhiều làm cạn kiệt oxi trong đất làm cho cây không hình thành được nốt sần dẫn đến không chuyển được N2 thành NH4+ nên cây thiếu N ( lá vàng.
+ Mặt khác, trời mưa nhiều làm rửa trôi NO3- trong đất.
0,25

0,25


0,25


0,25

Câu 3 (2,0 điểm)
a. Nêu cấu tạo phù hợp chức năng quang hợp của lục lạp ?
b. Hiệu quả quang hợp của thực vật C4 lớn gấp 2 lần thực vật C3 nhưng hiệu quả năng lượng thực vật C3 lại lớn hơn thực vật C4. Hãy chứng minh nhận định trên.
Câu

Nội dung
Điểm


Câu 3 (2,0 điểm)

A
Hạt grana: chứa các tilacoit trên đó chứa hệ sắc tố QH, hệ em zim pha sáng -> nơi diễn ra của pha sáng quang hợp….
Chất nền lục lạp (stroma): chứa hệ enzim pha tối (Enzim cố định CO2 …..) -> nơi diễn ra của pha sáng QH.
0,5
0,5


b
- Hiệu quả quang hợp của TVC4 > TVC3 do TVC3 có hô hấp sáng còn TVC4 không có hô hấp sáng.
- Hiệu quả năng lượng TVC3 > TVC4 vì:
TVC3 để hình thành 1 Glucôzơ cần 18 ATP
TVC4 để hình thành 1 Glucôzơ cần 24 ATP
0,5

0,5

Câu 4: (4 điểm).
Xét 1 tế bào của một loài có bộ NST mang các gen như hình vẽ:
a. Hãy vẽ mô phỏng bộ nhiễm sắc thể của tế bào qua các kì khi tế bào đã cho tiến hành nguyên ph
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Cảnh Hiếu
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)