DE THI HOC KY I

Chia sẻ bởi Võ Hoàng Anh | Ngày 26/04/2019 | 137

Chia sẻ tài liệu: DE THI HOC KY I thuộc Vật lý 11

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I – 1415
Môn Vật lý Lớp 11 - Thời gian 60 phút.

1. Điện trường ( 16 câu)
Cấp độ 1,2 ( 5 câu)
Câu 1: Khi cọ xát thanh êbonit vào miếng dạ, thanh êbônit tích điện âm là vì:
A. Êlectron di chuyển từ dạ sang thanh êbônit.
B. Prôton di chuyển từ dạ sang thanh êbonit.
C. Êlectron di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
D. Proton di chuyển từ thanh êbonit sang dạ.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là không đúng? Theo thuyết êlectron, một vật nhiễm điện
A. dương là vật đã nhận thêm các ion dương. B. âm là vật đã nhận thêm êlectron.
C. dương là vật thiếu êlectron. D. âm là vật thừa êlectron.
Câu 3: Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Đường sức điện trường là những đường mô tả trực quan điện trường.
B. Đường sức của điện trường do một điện tích điểm gây ra có dạng là những đường thẳng.
C. Véctơ cường độ điện trường  có phương trùng với đường sức.
D. Các đường sức của điện trường không cắt nhau.
Câu 4: Điện dung của tụ điện phẳng không phụ thuộc vào
A. Hình dạng, kích thước của hai bản tụ. B. Khoảng cách giữa hai bản tụ.
C. Bản chất của hai bản tụ. D. Chất điện môi giữa hai bản tụ.
Câu 5: Công của lực điện trường làm di chuyển một điện tích giữa hai điểm có hiệu điện thế U=2000 (V) là A=1 (J). Độ lớn của điện tích đó bằng
A. 20μC. B. 200μC. C. 500μC. D. q= 50μC.
Cấp độ 3, 4 ( 11 câu)
Câu 1: Hai điện tích có độ lớn là q1 và q2=2q1. Gọi 12 và 21 tương ứng là lực điện mà q1 tác dụng lên q2 và ngược lại. Khẳng định đúng là
A. 12 = 221 B. 21 = 212 C. 12 = 21 D. 12 = -21
Câu 2: Hai điện tích điểm q1=+3µC và q2= -3µC, đặt trong chân không cách nhau một khoảng r=3cm. Lực tương tác giữa hai điện tích đó có độ lớn là:
A. F=45N. B. F=54N. C. F=90N. D. F=180N.
Câu 3: Lực tương tác giữa hai điện tích điểm 10-6C và -10-8C bằng 9.10-3N. Khoảng cách giữa chúng là:
A. 1cm. B. 10cm. C. 15cm. D. 20cm.
Câu 4: Hai điện tích q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r. Cách nào sau đây sẽ làm cho độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích tăng lên gấp 2 lần.
A. tăng gấp đôi độ lớn điện tích q1 và tăng gấp đôi điện tích q2.
B. tăng gấp đôi độ lớn điện tích q1 và q2 và giảm khoảng cách r đi một nửa.
C. giảm điện tích đi q2 một nửa và giảm khoảng cách r đi một nửa.
D. tăng gấp đôi khoảng cách r và tăng gấp đôi điện tích q1 và q2.
Câu 5: Một quả cầu mang điện tích – 1,728.10-17C. Số electron thừa trong quả cầu là:
A. 1024 hạt. B. 37 hạt. C. 108 hạt. D. 375 hạt.
Câu 6: Tại A trong chân không đặt điện tích q=10-9C. Tính cường độ điện trường tại H cách A 10cm
A. 1800V/m B. 90V/m C. 900 V/m D. 0,9V/m
Câu 7: Hai điện tích q1=q2=5.10-9C, đặt tại A và B cách nhau 10cm trong không khí. Cường độ điện trường tại trung điểm I của AB có độ lớn là
A.0. B. 3600V/m. C. 7200V/m. D. 0,72V/m.
Câu 8: Một quả cầu nhỏ khối lượng 3,06.10-15 kg, mang điện tích 4,8.10-18 C, nằm lơ lửng giữa hai tấm kim loại song song nằm ngang nhiễm điện trái dấu, cách nhau một khoảng 2cm. Lấy g=10m/s2. Hiệu điện thế đặt vào hai tấm kim loại đó bằng
A. U = 255V. B. U = 127,5V. C. U = 150V. D. U = 734,
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Võ Hoàng Anh
Dung lượng: | Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)