Đề thi học kỳ 2 vật lí 11
Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Bảo Chí |
Ngày 26/04/2019 |
79
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kỳ 2 vật lí 11 thuộc Vật lý 11
Nội dung tài liệu:
ĐỀ SỐ 1. TRƯỜNG THPT NGUYỄN THƯỢNG HIỀN, QUẬN TÂN BÌNH, TPHCM, NĂM 2016 – 2017
Bài 1: Xét một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3.
Tính góc tới ở mặt phân cách
Phải tăng góc tới thêm bao nhiêu độ thì không còn tia ló ra khỏi mặt nước?
Bài 2: Cho một thấu kính hội tụ có độ tụ 4 dp. Vật sáng AB hình mũi tên được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính, qua thấu kính cho ảnh A’B’ lớn gấp 2 lần vật.
Tính tiêu cự của thấu kính
Tính khoảng cách từ vật AB đến A’B’
/
Thay vật sáng AB bằng điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính. Sau thấu kính đặt một màn (E) vuông góc với trục chính của thấu kính. Giữ cố định vị trí của điểm sáng S và màn (E) sao cho khoảng cách giữa chúng là L = 36 cm. Dịch chuyển thấu kính trong khoảng từ điểm S tới màn (E) thì thấy thấu kính cách màn một đoạn x, trên (E) thu được một vệt sáng nhỏ nhất. Biết khi đó ảnh S’ của S nằm phía sau màn (E). Hãy tìm khoảng cách x.
Bài 3: Cho dòng điện chạy trong ống dây hình trụ, lõi không khí dài 50cm, có 1000 vòng dây và diện tích tiết diện của ống dây là 20cm2. Dòng điện biến thiên theo thời gian như đồ thị:
Tính hệ số tự cảm của ống dây
Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong các giai đoạn từ 0 đến 0,1s, từ 0,1s đến 0,3s
Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi của suất điện động tự cảm theo thời gian
/
ĐỀ SỐ 2. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ, CƠ BẢN A, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2016 – 2017
Bài 1: Một khung dây hình vuông có cạnh 10cm đặt cố định trong một từ trường có vecto cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung góc 30⁰. Trong thời gian ∆t = 0,05s, cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0,1T đến 0,6T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.
Bài 2: Chiếu một tia sáng đi từ thủy tinh có chiết suất là vào trong không khí với góc tới 30⁰. Tính góc khúc xạ, góc lệch giữa tia tới và tia khúc xạ. Vẽ hình.
Bài 3: Một người có mắt bình thường, điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn ở vô cực. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 10dp. Kính đặt cách mắt 5cm. Xác định khoảng đặt vật trước kính lúp trên để mắt nhìn rõ vật. Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.
Bài 4: Vận tốc ánh sáng AB đặt vuông góc với trục chính một thấu kính cho ảnh thật cao gấp 2 lần vật. Nếu giữ cố định thấu kính, di chuyển vật một đoạn 10cm ta thu được ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính.
Bài 1: Xét một tia sáng truyền từ nước ra ngoài không khí. Tia khúc xạ và tia phản xạ ở mặt nước vuông góc với nhau. Nước có chiết suất là 4/3.
Tính góc tới ở mặt phân cách
Phải tăng góc tới thêm bao nhiêu độ thì không còn tia ló ra khỏi mặt nước?
Bài 2: Cho một thấu kính hội tụ có độ tụ 4 dp. Vật sáng AB hình mũi tên được đặt trên trục chính và vuông góc với trục chính, qua thấu kính cho ảnh A’B’ lớn gấp 2 lần vật.
Tính tiêu cự của thấu kính
Tính khoảng cách từ vật AB đến A’B’
/
Thay vật sáng AB bằng điểm sáng S nằm trên trục chính của thấu kính. Sau thấu kính đặt một màn (E) vuông góc với trục chính của thấu kính. Giữ cố định vị trí của điểm sáng S và màn (E) sao cho khoảng cách giữa chúng là L = 36 cm. Dịch chuyển thấu kính trong khoảng từ điểm S tới màn (E) thì thấy thấu kính cách màn một đoạn x, trên (E) thu được một vệt sáng nhỏ nhất. Biết khi đó ảnh S’ của S nằm phía sau màn (E). Hãy tìm khoảng cách x.
Bài 3: Cho dòng điện chạy trong ống dây hình trụ, lõi không khí dài 50cm, có 1000 vòng dây và diện tích tiết diện của ống dây là 20cm2. Dòng điện biến thiên theo thời gian như đồ thị:
Tính hệ số tự cảm của ống dây
Tính suất điện động tự cảm xuất hiện trong ống dây trong các giai đoạn từ 0 đến 0,1s, từ 0,1s đến 0,3s
Vẽ đồ thị biểu diễn sự thay đổi của suất điện động tự cảm theo thời gian
/
ĐỀ SỐ 2. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ, CƠ BẢN A, QUẬN TÂN PHÚ, TPHCM, NĂM 2016 – 2017
Bài 1: Một khung dây hình vuông có cạnh 10cm đặt cố định trong một từ trường có vecto cảm ứng từ hợp với mặt phẳng khung góc 30⁰. Trong thời gian ∆t = 0,05s, cho độ lớn cảm ứng từ tăng đều từ 0,1T đến 0,6T. Tính độ lớn suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung.
Bài 2: Chiếu một tia sáng đi từ thủy tinh có chiết suất là vào trong không khí với góc tới 30⁰. Tính góc khúc xạ, góc lệch giữa tia tới và tia khúc xạ. Vẽ hình.
Bài 3: Một người có mắt bình thường, điểm cực cận cách mắt 20cm, điểm cực viễn ở vô cực. Người này quan sát một vật nhỏ qua kính lúp có độ tụ D = 10dp. Kính đặt cách mắt 5cm. Xác định khoảng đặt vật trước kính lúp trên để mắt nhìn rõ vật. Tính số bội giác khi ngắm chừng ở vô cực.
Bài 4: Vận tốc ánh sáng AB đặt vuông góc với trục chính một thấu kính cho ảnh thật cao gấp 2 lần vật. Nếu giữ cố định thấu kính, di chuyển vật một đoạn 10cm ta thu được ảnh thật cao gấp 3 lần vật. Tính tiêu cự của thấu kính.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Văn Bảo Chí
Dung lượng: |
Lượt tài: 3
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)