Đề thi học kỳ 1 năm học 2010-2011
Chia sẻ bởi Hoàng Anh Tuấn |
Ngày 26/04/2019 |
36
Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kỳ 1 năm học 2010-2011 thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I NĂM 2010 -2011
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN KHỐI 11 - MÔN : NGỮ VĂN
(Thời gian 90 phút)
I. TIẾNG VIỆT (2 điểm ): Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :
“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
(Ca dao )
“ Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”
(Nguyễn Du )
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3điểm):
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5điểm):
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I: NĂM 2010 -2011
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN KHỐI 11
MÔN : NGỮ VĂN
THỜI GIAN 90 PHÚT
ĐÁP ÁN
I.TIẾNG VIỆT:
-Thành ngữ: “Đi ngược về xuôi”: Hàm ý chỉ người đàn ông có chí hướng lớn lao,tung hoành bốn bể.
.-“Cá chậu chim lồng”: Chỉ cảnh sống ngột ngạt, tù túng,mất tự do.
* Việc sử dụng thành ngữ đã tạo cho đoạn thơ tính hình tượng, tính hàm súc và sức biểu cảm lớn.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (TB – MB – KL)
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội
- Biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích,giải thích, tổng hợp, khái quát,…
- Bố cục mạch lạc, trình bày rõ ràng.
- Hạn chế tối đa lỗi diễn đat, chính tả.
2. Yâu cầu về kiến thức: HS nêu được các ý chính sau :
- Giải thích khái niệm:Thế nào là bạo lực học đường? Là cách ứng xử,giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt giữa học sinh trong nhà trường bằng vũ lực.
- Biểu hiện của bạo lực học đường (0.5đ)
- Nguyên nhân của tình trạng trên: Do việc giáo dục đạo dức học sinh,thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng, nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế thị trường, tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong giới trẻ …(0.5đ)
- Đề xuất cách khắc phục tinh trạng bạo lực học đường …(0.5đ)
- Liên hệ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…(0.5đ)
*Lưu ý: HS có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ nhưng phải nêu được vấn đề bạo lực học đường đang trở nên phổ biến, đáng báo động khiến dư luận xã hội quan tâm, lo lắng…
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 5đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (TB – MB – KL)
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích,so sánh, tổng hợp, khái quát,…
- Bố cục mạch lạc, trình bày rõ ràng.
- Hạn chế tối đa lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: HS nêu được các ý chính sau :
a. Mở bài:Giới thiệu khái quát Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”.
b. Thân bài:HS cần làm rõ ba vẻ đẹp cuả hình tượng nhân vật Huấn Cao đó là:
- Vẻ đẹp tài hoa: Huấn Cao có tài viết chữ đẹp.
- Vẻ đẹp khí phách: Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc.
- Vẻ đẹp thiên lương: Đó chính là cái tâm trong sáng của Huấn Cao.Ông không khuất phục trước tiền bạc và quyền lực nhưng lại cảm động trước sở thích cao quý và tấm lòng hướng thiện của viên quản ngục.Cảnh Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục cuối tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật này.
* Với nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật đối lập… thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao –một con người tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN KHỐI 11 - MÔN : NGỮ VĂN
(Thời gian 90 phút)
I. TIẾNG VIỆT (2 điểm ): Tìm và phân tích ý nghĩa của thành ngữ trong các đoạn thơ sau :
“Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo”
(Ca dao )
“ Một đời được mấy anh hùng
Bõ chi cá chậu chim lồng mà chơi”
(Nguyễn Du )
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI (3điểm):
Viết một bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi ) trình bày suy nghĩ của em về tình trạng bạo lực học đường hiện nay.
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC (5điểm):
Phân tích hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
SỞ GD&ĐT THỪA THIÊN HUẾ ĐỀ THI HỌC KÌ I: NĂM 2010 -2011
TRƯỜNG THPT VINH XUÂN KHỐI 11
MÔN : NGỮ VĂN
THỜI GIAN 90 PHÚT
ĐÁP ÁN
I.TIẾNG VIỆT:
-Thành ngữ: “Đi ngược về xuôi”: Hàm ý chỉ người đàn ông có chí hướng lớn lao,tung hoành bốn bể.
.-“Cá chậu chim lồng”: Chỉ cảnh sống ngột ngạt, tù túng,mất tự do.
* Việc sử dụng thành ngữ đã tạo cho đoạn thơ tính hình tượng, tính hàm súc và sức biểu cảm lớn.
II. NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (TB – MB – KL)
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận xã hội
- Biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích,giải thích, tổng hợp, khái quát,…
- Bố cục mạch lạc, trình bày rõ ràng.
- Hạn chế tối đa lỗi diễn đat, chính tả.
2. Yâu cầu về kiến thức: HS nêu được các ý chính sau :
- Giải thích khái niệm:Thế nào là bạo lực học đường? Là cách ứng xử,giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh trong học tập, sinh hoạt giữa học sinh trong nhà trường bằng vũ lực.
- Biểu hiện của bạo lực học đường (0.5đ)
- Nguyên nhân của tình trạng trên: Do việc giáo dục đạo dức học sinh,thanh thiếu niên ở nhiều gia đình, trong nhà trường bị buông lỏng, nhiều giá trị đạo đức bị xói mòn trong cơ chế thị trường, tình trạng bế tắc, mất phương hướng trong giới trẻ …(0.5đ)
- Đề xuất cách khắc phục tinh trạng bạo lực học đường …(0.5đ)
- Liên hệ của bản thân trong việc giải quyết các mâu thuẫn trong đời sống…(0.5đ)
*Lưu ý: HS có thể giới thiệu vấn đề từ nhiều góc độ nhưng phải nêu được vấn đề bạo lực học đường đang trở nên phổ biến, đáng báo động khiến dư luận xã hội quan tâm, lo lắng…
III. NGHỊ LUẬN VĂN HỌC: 5đ)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Bài viết đủ 3 phần (TB – MB – KL)
- Nắm vững phương pháp làm bài văn nghị luận văn học.
- Biết kết hợp các thao tác lập luận phân tích,so sánh, tổng hợp, khái quát,…
- Bố cục mạch lạc, trình bày rõ ràng.
- Hạn chế tối đa lỗi diễn đạt, chính tả.
2. Yêu cầu về kiến thức: HS nêu được các ý chính sau :
a. Mở bài:Giới thiệu khái quát Nguyễn Tuân và tác phẩm “Chữ người tử tù”.
b. Thân bài:HS cần làm rõ ba vẻ đẹp cuả hình tượng nhân vật Huấn Cao đó là:
- Vẻ đẹp tài hoa: Huấn Cao có tài viết chữ đẹp.
- Vẻ đẹp khí phách: Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, bất khuất, không bao giờ chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc.
- Vẻ đẹp thiên lương: Đó chính là cái tâm trong sáng của Huấn Cao.Ông không khuất phục trước tiền bạc và quyền lực nhưng lại cảm động trước sở thích cao quý và tấm lòng hướng thiện của viên quản ngục.Cảnh Huấn Cao cho chữ Viên quản ngục cuối tác phẩm đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng nhân vật này.
* Với nghệ thuật tạo tình huống truyện độc đáo, nghệ thuật khắc họa tính cách nhân vật, nghệ thuật đối lập… thông qua tác phẩm “Chữ người tử tù”, Nguyễn Tuân đã khắc họa thành công nhân vật Huấn Cao –một con người tài hoa, khí phách hiên ngang, bất khuất
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Hoàng Anh Tuấn
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)