ĐỀ THI HỌC KÌ LỚP 10_ĐÁP ÁN HAY
Chia sẻ bởi Đinh Quang Phương |
Ngày 26/04/2019 |
50
Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC KÌ LỚP 10_ĐÁP ÁN HAY thuộc Ngữ văn 11
Nội dung tài liệu:
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1,0 điểm)
Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao “Mình về mình có nhớ ta, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế?
Câu 2: (1,0 điểm)
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên.
Câu 3: (1,5 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy?
Câu 4: (1,5 điểm)
Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Câu 5: (5,0 điểm)
Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:
Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều.
(Karl Marx)
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Chương trình chuẩn)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
CÂU 1: Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao là biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lí do: Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao:
Biểu hiện tính cụ thể: có người nói, người nghe cụ thể; hoàn cảnh nói cụ thể; cách nói năng cụ thể. Biểu hiện tính cảm xúc: thể hiện rõ tình cảm nam nữ. Biểu hiện tính cá thể: giúp đoán biết được tuổi tác, giới tính, mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp.
Cách cho điểm: Nêu đủ 3 dấu hiệu: 0,5 điểm; Lí giải được: 0,5 điểm.
CÂU 2: Chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ:
Hoán dụ: Thôn Đoài,Thôn Đông: chỉ người ở thôn Đoài, thôn Đông (0,5 điểm).
Ẩn dụ: Cau, trầu không (hoặc Cau thôn Đoài, trầu không thôn nào): chỉ người con trai, người con gái. (0,5 điểm).
CÂU 3: Hình ảnh “ngọc trai – nước giếng”: (1,5 điểm)
Chi tiết “ngọc trai”: chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu;
Chi tiết “nước giếng”: chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy;
Chi tiết “ngọc trai” rửa bằng “nước giếng” thì trong sáng thêm: chứng tỏ Mị Châu đã ghi nhận sự hối lỗi của Trọng Thủy.
LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 3:
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý.
Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.
CÂU 4: Chép lại chính xác bài Tỏ lòng: bản phiên âm (1,0 điểm); bản dịch thơ (0,5 điểm).
Cách cho điểm: Chép sai 01 từ: trừ 0,25 điểm; viết sai 02 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm.
CÂU 5: Kể lại một câu chuyện.
I. YÊU CẦU CHUNG:
Từ ý nghĩa câu danh ngôn được nêu ở đề bài (khuyên con người chống thói tự kiêu, tích cực rèn luyện đức tính khiêm tốn), học sinh biết kể một câu chuyện hoàn chỉnh, có liên quan đến bản thân.
Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu; biết kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một bài văn tự sự.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây:
2.1. Mở bài: giới thiệu câu danh ngôn và câu chuyện có liên quan của bản thân.
2.2. Thân bài: nêu ý nghĩa câu danh ngôn; kể một câu chuyện có nội dung liên quan đến bản thân, liên quan đến ý
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
KIỂM TRA HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
Môn: NGỮ VĂN LỚP 10
Chương trình chuẩn
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu.
-------------------------------------------------------------------------------------------------
Câu 1: (1,0 điểm)
Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao “Mình về mình có nhớ ta, Ta về ta nhớ hàm răng mình cười” biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt. Vì sao có thể nói như thế?
Câu 2: (1,0 điểm)
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông,
Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nào.
(Nguyễn Bính, Tương tư)
Anh/chị hãy chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ trong hai câu thơ trên.
Câu 3: (1,5 điểm)
Anh/chị hiểu như thế nào về hình ảnh “ngọc trai – nước giếng” trong truyện An Dương Vương và Mị Châu –Trọng Thủy?
Câu 4: (1,5 điểm)
Chép lại bản phiên âm và bản dịch thơ bài Tỏ lòng (Thuật hoài) của Phạm Ngũ Lão.
Câu 5: (5,0 điểm)
Dựa vào ý nghĩa câu danh ngôn sau, anh/chị hãy kể lại một câu chuyện có liên quan đến bản thân:
Khiêm tốn bao nhiêu cũng chưa đủ, tự kiêu một chút cũng là nhiều.
(Karl Marx)
----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUNG TÂM GDTX CÁI BÈ
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN LỚP 10 (Chương trình chuẩn)
HỌC KÌ I NĂM HỌC 2010 – 2011
CÂU 1: Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao là biểu hiện dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, lí do: Các từ ngữ “mình, ta” trong câu ca dao:
Biểu hiện tính cụ thể: có người nói, người nghe cụ thể; hoàn cảnh nói cụ thể; cách nói năng cụ thể. Biểu hiện tính cảm xúc: thể hiện rõ tình cảm nam nữ. Biểu hiện tính cá thể: giúp đoán biết được tuổi tác, giới tính, mối quan hệ của các nhân vật giao tiếp.
Cách cho điểm: Nêu đủ 3 dấu hiệu: 0,5 điểm; Lí giải được: 0,5 điểm.
CÂU 2: Chỉ ra biện pháp tu từ hoán dụ và ẩn dụ:
Hoán dụ: Thôn Đoài,Thôn Đông: chỉ người ở thôn Đoài, thôn Đông (0,5 điểm).
Ẩn dụ: Cau, trầu không (hoặc Cau thôn Đoài, trầu không thôn nào): chỉ người con trai, người con gái. (0,5 điểm).
CÂU 3: Hình ảnh “ngọc trai – nước giếng”: (1,5 điểm)
Chi tiết “ngọc trai”: chứng thực tấm lòng trong sáng của Mị Châu;
Chi tiết “nước giếng”: chứng nhận cho mong muốn hóa giải tội lỗi của Trọng Thủy;
Chi tiết “ngọc trai” rửa bằng “nước giếng” thì trong sáng thêm: chứng tỏ Mị Châu đã ghi nhận sự hối lỗi của Trọng Thủy.
LƯU Ý: Từ câu 1 đến câu 3:
Học sinh có thể diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, miễn là chính xác, đầy đủ ý.
Chỉ cho điểm tối đa khi diễn đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp; chữ viết rõ ràng.
CÂU 4: Chép lại chính xác bài Tỏ lòng: bản phiên âm (1,0 điểm); bản dịch thơ (0,5 điểm).
Cách cho điểm: Chép sai 01 từ: trừ 0,25 điểm; viết sai 02 lỗi chính tả: trừ 0,25 điểm.
CÂU 5: Kể lại một câu chuyện.
I. YÊU CẦU CHUNG:
Từ ý nghĩa câu danh ngôn được nêu ở đề bài (khuyên con người chống thói tự kiêu, tích cực rèn luyện đức tính khiêm tốn), học sinh biết kể một câu chuyện hoàn chỉnh, có liên quan đến bản thân.
Nắm được phương pháp làm bài văn tự sự có một số yếu tố hư cấu; biết kết hợp với các yếu tố miêu tả và biểu cảm khi viết một bài văn tự sự.
II. YÊU CẦU CỤ THỂ: Bài làm phải đảm bảo 3 phần cơ bản dưới đây:
2.1. Mở bài: giới thiệu câu danh ngôn và câu chuyện có liên quan của bản thân.
2.2. Thân bài: nêu ý nghĩa câu danh ngôn; kể một câu chuyện có nội dung liên quan đến bản thân, liên quan đến ý
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đinh Quang Phương
Dung lượng: |
Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)