ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6

Chia sẻ bởi Ngô Văn Úy | Ngày 17/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: ĐỀ THI HỌC KÌ II MÔN NGỮ VĂN 6 thuộc Ngữ văn 6

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD&ĐT QUỲNH NHAI
TRƯỜNG THCS CHIỀNG KHOANG
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


ĐỀ THI HỌC KÌ II NĂM HỌC 2013-2014
Môn : Ngữ văn 6
(Thời gian làm bài 90 phút)
* Thiết lập ma trận đề:
Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
 Vận dụng
Cộng

Chủ đề 1:
Tiếng Việt
Nhân hóa
- Trình bày khái niệm về Nhân hóa và lấy ví dụ.
- Nêu những kiểu nhân hóa.




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%


1
2
20%

Chủ đề 2:
Văn học
Lượm

- Nhớ và chép thuộc lòng 2 khổ thơ trong bài thơ Lượm.
- Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản Lượm




Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %
1
2
20%


1
2
20%

Chủ đề 3:
Tập làm văn

- Hs nêu được lí do nhớ lại ?
- Giờ nào? Cô Nào? Dạy bài gì?
 - Hình dáng, lời nói, cử chỉ, thái độ, tình cảm của cô khi giảng bài.
- Quá trình diễn tiến của tiết học, ấn tượng sâu đậm nhất
Tâm trạng hiện tại khi nhớ lại kỉ niệm xưa.



Số câu
Số điểm
Tỉ lệ %

1
10%

4
40%
1
1
10%
1
6
60%

Tổng số câu
Tổng số điểm
Tỉ lệ %
2
5
50%

4
40%
1
1
10%
3
10
100%

* Nội dung để:
Câu 1: (2 điểm):    
Nhân hóa là gì ? Lấy ví dụ ?
Nêu những kiểu nhân hóa thường gặp ?
Câu 2: (2 điểm)
      a) Chép thuộc lòng 2 khổ thơ liền kề nhau trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu?
b) Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản Lượm của tác giả Tố Hữu?
Câu 3: (6 điểm) Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Hãy nhớ và tả lại một lần như thế ?
* Đáp án, Biểu điểm:
Câu 1: (2 điểm):    
Nhân hóa là gì ? Lấy ví dụ ?
(1 điểm):    Nhân hóa là gọi hoặc tả con vật, cây cối, đồ vật,..bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người ; làm cho thế giới loài vật, cây cối, đồ vật,…trở nên gần gũi với con người, biểu thị được những suy nghĩ, tình cảm của con người.
Ví dụ : Hs lấy được ví dụ.
(1 điểm):     Những kiểu nhân hóa thường gặp:
Dùng những từ vốn gọi người để gọi vật.
Dùng những từ vốn chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật.
Trò chuyện xưng hô với vật như đối với người.
Câu 2: (2 điểm)
        a/ Chép thuộc lòng 2 khổ thơ liền kề nhau trong bài thơ “Lượm” của tác giả Tố Hữu? (0,5 điểm)
- Hs chép đúng 2 khổ thơ liền kề nhau cho điểm tối đa.                  
- Nếu chép sai hoặc sót hai chữ thì trừ điểm.
b) Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung văn bản Lượm của tác giả Tố Hữu?
* Nghệ thuật: (1 điểm)
- Sử dụng thể thơ bốn chữ giàu chất dân gian, phù hợp với lối kể chuyện.
- Sử dụng nhiều từ láy có giá trị gợi hình, giàu âm điệu.
- Kết hợp nhiều phương thức biểu đạt: miêu tả, tự sự, biểu cảm.
- Cách ngắt dòng các câu thơ: thể hiện sự đau xót, xúc động đến nghẹn ngào của t/g khi hay tin Lượm hi sinh.
- Kết cấu đầu cuối tương xứng.
* Nội dung: (0,5 điểm)
- Bài thơ đã khắc họa và ca ngợi hình ảnh chú bé liên lạc hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, dũng cảm. Lượm đã hi sinh anh dũng nhưng hình ảnh em còn sống mãi trong lòng mọi người.
Câu 3: (6 điểm) Đã bao lần em nghe cô giáo say sưa giảng bài trên lớp. Hãy nhớ và tả lại một lần như thế ?
a) Mở bài: (1 điểm)
- Lí do nhớ lại ?
- Giờ nào ? Cô Nào ? Dạy bài gì ?
b) Thân bài: (4 điểm)
- Hình dáng, lời nói, cử chỉ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngô Văn Úy
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)