DE THI HOC KI I SINH HOC 11 BO TUC CO DAP AN

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Quyền | Ngày 26/04/2019 | 64

Chia sẻ tài liệu: DE THI HOC KI I SINH HOC 11 BO TUC CO DAP AN thuộc Sinh học 11

Nội dung tài liệu:

Sở GD – ĐT Lâm Đồng ĐỀ THI HỌC KÌ I
Trung tâm KT TH– HN Đạ tẻ SINH HỌC 11- Thời gian 45 phút. Đề 111

1: Hai loại hướng động chính là:
a/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng về phía có ánh sáng) và hướng động âm (Sinh trưởng về trọng lực).
b/ Hướng động dương (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích).
c/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nguồn kích thích) và hướng động âm (Sinh trưởng tránh xa nguồn kích thích).
d/ Hướng động dương (Sinh trưởng hướng tới nước) và hướng động âm (Sinh trưởng hướng tới đất).
2: Các dây leo cuốn quanh cây gỗ là nhờ kiểu hướng động nào?
a/ Hướng sáng. b/ Hướng đất c/ Hướng nước. d/ Hướng tiếp xúc.
3: Phản xạ của động vật có hệ thần kinh lưới khi bị kích thích là:
a/ Duỗi thẳng cơ thể. b/ Co toàn bộ cơ thể. c/ Di chuyển đi chỗ khác. d/ Co ở phần cơ thể bị kích thích.
4: Vì sao K+ có thể khuếch tán từ trong ra ngoài màng tế bào?
a/ Do cổng K+ mở và nồng độ bên trong màng của K+ cao. b/ Do K+ có kích thước nhỏ.
c/ Do K+ mang điện tích dương. d/ Do K+ bị lực đẩy cùng dấu của Na+.
5: Vì sao sự lan truyền xung thần kinh trên sợi có bao miêlin lại “nhảy cóc”?
a/ Vì sự thay đổi tính thấm của mang chỉ xảy ra tại các eo Ranvie.
b/ Vì đảm bảo cho sự tiết kiệm năng lượng. c/ Vì tạo cho tốc độ truyền xung nhanh.
d/ Vì giữa các eo Ranvie, sợi trục bị bao bằng bao miêlin cách điện.
6: Điện thế hoạt động là:
a/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và tái phân cực.
b/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực.
c/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực, mất phân cực và tái phân cực.
d/ Sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang đảo cực và tái phân cực.
7: Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không có bao miêlin là: a/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm và ít tiêu tốn năng lượng.
b/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, chậm chạp và tiêu tốn nhiều năng lượng.
c/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và ít tiêu tốn năng lượng.
d/ Dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”, nhanh và tiêu tốn nhiều năng lượng.
8: Vì sao tập tính học tập ở người và động vật có hệ thần kinh phát triển được hình thành rất nhiều?
a/ Vì số tế bào thần kinh rất nhiều và tuổi thọ thường cao. b/ Vì sống trong môi trường phức tạp.
c/ Vì có nhiều thời gian để học tập. d/ Vì hình thành mối liên hệ mới giữa các nơron.
9: Khi thả tiếp một hòn đá vào cạnh con rùa thì thấy nó không rụt đầu vào mai nữa. Đây là một ví dụ về hình thức học tập: a/ Học khôn. b/ Học ngầm. c/ Điều kiện hoá hành động. d/ Quen nhờn
10: Khi không có ánh sáng, cây non mọc như thế nào?
a/ Mọc vống lên và có màu vàng úa. b/ Mọc bình thường và có màu xanh.
c/ Mọc vống lên và có màu xanh. d/ Mọc bình thường và có màu vàng úa.
11: Những ứng động nào dưới đây theo sức trương nước?
a/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng.
b/ Sự đóng mở của lá cây trinh nữ khí klhổng đóng mở.
c/ Lá cây họ đậu xoè ra và khép lại, khí klhổng đóng mở.
d/ Hoa mười giờ nở vào buổi sáng, khí klhổng đóng mở.
12: Ở động vật chưa có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
a/ Tiêu hóa ngoại bào. b/ Tiêu hoá nội bào.
c/ Tiêu hóa ngoại bào tiêu hoá nội bào. d/ Một
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Quyền
Dung lượng: | Lượt tài: 1
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)