Đề thi học kì I-khối 12 (2017-2018)

Chia sẻ bởi Lưu Đinh Luân | Ngày 26/04/2019 | 59

Chia sẻ tài liệu: Đề thi học kì I-khối 12 (2017-2018) thuộc Địa lý 12

Nội dung tài liệu:


SỞ GD&ĐT …….
TRƯỜNG THPT ……………
KIỂM TRA HỌC KÌ I – NĂM HỌC 2017 - 2018
MÔN ĐỊA LÍ 12-GDPT
Thời gian làm bài : 50 Phút; (Đề có 40 câu)





(Đề có 4 trang)


Họ tên : ............................................................... Số báo danh : ...................




Câu 1: Sự hình thành ba đai cao trước hết là do sự thay đổi theo độ cao của
A. lượng mưa. B. sinh vật. C. khí hậu. D. đất đai.
Câu 2: Ý nào dưới đây không chính xác về quá trình feralit?
A. Tính chất đất chua vì các chất badơ (Ca2+, Mg2+, K+ ) hòa tan bị rửa trôi.
B. Là quá trình hình thành đất diễn ra chủ yếu ở vùng đồi núi thấp nước ta.
C. Diễn ra trong điều kiện nhiệt ẩm cao, rửa trôi mạnh, tạo ra lớp đất dày.
D. Có sự tích tụ oxit sắt và ôxit đồng tạo ra màu vàng thau của đất.
Câu 3: Loại đất nào đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa và cận xích đạo gió mùa nước ta?
A. Đất badan. B. Đất feralit. C. Đất phù sa. D. Đất mùn thô.
Câu 4: Nguyên nhân chính làm phân hóa thiên nhiên theo Bắc – Nam của nước ta là do sự phân hóa của
A. đất đai. B. địa hình. C. khí hậu. D. sinh vật
Câu 5: Khí hậu của đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi có đặc điểm
A. mưa nhiều, độ ẩm tăng. B. mưa ít, độ ẩm giảm.
C. mưa ít, độ ẩm tăng. D. mưa nhiều, độ ẩm giảm.
Câu 6: Biểu hiện nào không thể hiện tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta?
A. Nhiệt độ trung bình năm trên 200C. B. Tổng lượng bức xạ Mặt Trời lớn.
C. Tổng số giờ nắng từ 1400 – 3000 giờ/năm. D. Độ ẩm không khí cao > 80%.
Câu 7: Trong rừng xuất hiện các loài thú có lông dày, các loài chim di cư…là đặc điểm sinh vật của đai
A. ôn đới gió mùa trên núi. B. nhiệt đới gió mùa chân núi.
C. cận nhiệt đới gió mùa trên núi. D. cận nhiệt đới gió mùa chân núi.
Câu 8: Đâu là điểm khác nhau cơ bản giữa khí hậu Nam Bộ với Tây Nguyên?
A. Nam Bộ có khí hậu nóng và điều hòa hơn. B. Nam Bộ có nhiệt độ trung bình năm thấp hơn.
C. Tây Nguyên có mưa lệch sang thu đông. D. Nam Bộ có hai mùa mưa khô đối lập.
Câu 9: Nhận định nào dưới đây không thuộc đặc trưng cơ bản của miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ?
A. Đồi núi thấp chiếm ưu thế.
B. Thềm lục địa có tiềm năng dầu khí lớn nhất cả nước.
C. Có mùa đông lạnh điển hình nhất nước ta.
D. Hướng nghiêng chung của địa hình là tây bắc - đông nam.
Câu 10: Hệ sinh thái rừng nguyên sinh đặc trưng cho khí hậu nóng ẩm Việt Nam là
A. rừng gió mùa nửa rụng lá. B. rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh.
C. rừng gió mùa thường xanh. D. rừng thưa khô rụng lá.
Câu 11: Thời gian gió mùa đông bắc thổi vào nước ta từ tháng
A. 1 đến 4. B. 5 đến 10. C. 11 đến 4 năm sau. D. 9 đến 12
Câu 12: Gới hạn phía Bắc của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là
A. dãy Hoành Sơn. B. dãy Bạch Mã. C. đèo Ngang. D. đèo Hải Vân.
Câu 13: Nhận định nào dưới đây không chính xác về đai ôn đới gió mùa trên núi?
A. Có độ cao từ 2600m trở lên. B. Quanh năm nhiệt độ dưới 15 0 C.
C. Chỉ xuất hiện ở miền Bắc. D. Chủ yếu là đất feralit có mùn.
Câu 14: Sự khác nhau về thiên nhiên ở vùng núi nước ta theo hướng Đông – Tây chủ yếu là do
A. tác động gió mùa và hướng núi. B. hướng nghiêng địa hình.
C. độ cao của núi. D. tác động của Biển Đông.
Câu 15: Biểu hiện rõ của sự phân hoá thiên nhiên theo độ cao
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lưu Đinh Luân
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)